Trong tất cả các chất liệu, vải dù được xem là một biểu tượng của tính tiện lợi và có khả năng bảo vệ người dùng trong thời tiết xấu. Còn gì tuyệt vời hơn việc sử dụng một bộ trang phục giữ ấm hay chiếc ô được làm từ vải dù vào ngày mưa lạnh giá? Vậy vải dù là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng như thế nào trong thời trang? Chủ đề bài viết hôm nay của Lì Ven sẽ cung cấp từ A - Z cho các bạn về chất liệu này.
Bật mí thông tin đầy đủ về vải dù
Là một trong những loại chất liệu được sử dụng phổ biến, vải dù đang từng bước chinh phục mọi khách hàng, kể cả những vị khách khó tính. Nhưng thực chất vải dù là vải gì?
Giới thiệu về chất liệu vải dù
Vải dù có tên tiếng Anh là Parachute Fabric, thường được biết đến như một chất liệu chống nước đỉnh cao. Loại vải đặc biệt này được tạo ra từ sự kết hợp của các thành phần quen thuộc như cotton, sợi poly hoặc các sợi tổng hợp khác. Một điểm cộng dành cho vải dù là khả năng chống thấm nước xuất sắc, sẵn sàng đối mặt với mưa và thời tiết ẩm ướt để bảo vệ làn da người dùng.
Không chỉ vậy, một số phiên bản của vải dù còn được cấu thành bằng sợi vải thô, tạo nên bề mặt vải bắt mắt và nổi bật. Sự pha trộn giữa tính chất bền bỉ và khả năng dễ dàng bảo quản đã giúp vải dù trở thành lựa chọn hàng đầu trong thế giới thời trang và nhiều lĩnh vực khác.
Nguồn gốc ra đời của vải dù
Vải dù đã được sản xuất từ rất lâu nhưng không một ai có thể biết chính xác thời gian cụ thể. Đến năm 1980, dòng vải này mới chính thức có mặt tại nước ta và được nhiều người biết đến rộng rãi. Thời kỳ đó, việc sản xuất vải dù phải trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ với chi phí sản xuất khá tốn kém dẫn đến giá thành cao. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến vải dù không được nhiều người ưa chuộng.
Vài năm trở lại đây, vải dù chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... với số lượng lớn nên giá thành khá rẻ. Lúc này, nhiều thương hiệu thời trang mới bắt đầu “mạnh dạn” sử dụng vải dù để may nên những bộ trang phục và phụ kiện bán chạy.
Đặc điểm của vải dù là gì?
Vải dù sở hữu rất nhiều đặc điểm đặc trưng, bao gồm tính chất vật lý và tính chất hóa học dễ nhận biết.
• Về tính chất vật lý: Vải dù rất nhẹ với bề mặt sáng, mịn và không bị xù lông. Ngoài ra, những sản phẩm được làm từ vải dù có tuổi thọ khá cao vì vải rất dai và có khả năng đàn hồi cực tốt.
• Về tính chất hóa học: Vải dù không tan trong nước cũng không thấm nước. Vải dù rất dễ bắt lửa và nhanh vón thành cục. Hơn nữa, vải dù không thể tự phân huỷ tự nhiên trong môi trường tự nhiên và rất dễ cháy khi gặp axit hoặc kiềm.
Ưu và nhược điểm của vải dù là gì?
Tương tự như các loại vải khác trên thị trường, vải “Parachute Fabric” cùng tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm. Thông tin chi tiết mà tụi mình bật mí dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm một chút về “vải dù là gì?”.
Ưu điểm của vải dù là gì?
Vải dù được đánh giá cao nhờ 5 ưu điểm nổi trội như sau:
• Chống nước rất tốt: Đây là lợi thế lớn nhất của vải dù. Với khả năng chống nước hiệu quả, người dùng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức khi giặt giũ hay vệ sinh quần áo dù. Có thể các bạn chưa biết, khả năng chống thấm của vải dù tốt hơn hẳn so với vải nylon và sợi Spandex.
• Cực bền chắc: Sợi thô có chứa trong thành phần như nhân đôi sự bền chắc và chịu lực cho chất liệu dù. Vì vậy, vải dù rất thích hợp với các hoạt động ngoài trời vì chất lượng cao và ít xuống cấp sau thời gian dài sử dụng.
• Trọng lượng nhẹ: Vải dù siêu nhẹ, thậm chí nhẹ hơn cả vải Oxford, giúp người dùng cảm nhận sự thoải mái, dễ chịu khi dùng, nhất là với đồ vật được làm từ vải dù như ghế, đồ cắm trại,...
• Dễ làm sạch: Thêm một ưu điểm không thể chối cãi của vải dù chính là khả năng dễ vệ sinh và làm sạch. Các bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mọi vết bẩn bám trên bề mặt vải một cách nhanh gọn mà không cần lo lắng vải sẽ bị hư hỏng.
• Cách nhiệt tốt: Vải dù không hề bị biến dạng hay mất form khi gấp chúng lại. Theo nghiên cứu, các thành phần trong vải dù không chứa chất độc hại và rất an toàn đối với sức khỏe người dùng.
Nhược điểm của vải dù là gì?
Ngoài các ưu điểm vượt trội đã được nêu trên, vải dù vẫn còn một số nhược điểm cần được khắc phục như:
• Độ co giãn kém: Trong vải dù có chứa các sợi tổng hợp và vải thô nên khả năng co giãn khá hạn chế. Nhược điểm này sẽ lý giải vì sao vải dù không được ứng dụng may trang phục hằng ngày mà chủ yếu làm áo khoác kháng nước và cản gió.
• Dễ cháy khi gặp nhiệt độ cao: Vải dù sẽ bốc cháy nhanh và biến dạng ngay lập tức nếu đặt ở nhiệt độ cao. Vì thế, các đồ dùng làm từ vải dù luôn được khuyến khích dùng vào mùa mưa.
• Dễ bị ám mùi: Đây là đặc trưng dễ phát hiện và cũng khiến nhiều người không hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm vải dù. Để loại bỏ mùi của sợi tổng hợp trên vải dù, các bạn cần chịu khó vệ sinh vải thường xuyên.
Những ứng dụng của vải dù trong thời trang
Tận dụng những ưu điểm của vải dù, các thương hiệu thời trang đình đám đã sản xuất nên nhiều món đồ đa chức năng. Đầu tiên là những chiếc áo khoác chống nước 2 lớp vải dù siêu bền, vừa bảo vệ người dùng khỏi mưa rơi lại còn giữ ấm tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó,
Vải dù cũng được sử dụng để may các loại áo dù thể thao, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời cần vận động mạnh. Cả áo khoác và áo dù thể thao đều có kiểu dáng đa dạng, đẹp mắt và được nhiều người yêu thích và là item thường bắt gặp trong Streetwear Style.
Đâu chỉ dừng lại ở đồ mặc hàng ngày, vải dù còn được dùng để làm túi xách và balo bởi tính chất chống nước và chống rách. Nếu thích vải dù, các bạn có thể tạo thêm một vài món đồ “tone-sur-tone” từ chất liệu này như nón, mũ, găng tay, ví,...
Tips vệ sinh và bảo quản vải dù đúng cách
Mặc dù chất liệu vải dù rất dễ vệ sinh và bảo quản nhưng muốn kéo dài độ bền tối ưu cho sản phẩm, các bạn cần bỏ túi thêm một vài tips dưới đây:
• Tốt nhất nên dùng khăn ướt lau chùi bề mặt sản phẩm làm từ vải dù để tránh vải bị mòn.
• Không nên sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh khi vệ sinh mà hãy thay thế bằng các loại nước giặt dịu nhẹ để sản phẩm bền đẹp và không ảnh hưởng đến da tay.
• Đối với những vết bụi bẩn cứng đầu bám quá lâu, các bạn có thể dùng băng dính dán lên để loại bỏ hết mà không lo đồ bị thấm nước.
Một số câu hỏi liên quan đến vải dù
Có được ủi vải dù không?
Nhìn chung, người dùng có thể ủi vải dù nhưng phải hết sức cẩn thận. Nên nhớ rằng, nhược điểm của vải dù là dễ bốc cháy khi gặp nhiệt độ cao. Việc dùng bàn ủi đè trực tiếp lên bề mặt của chất liệu này mà không để ý sẽ khiến cho sản phẩm biến dạng và không còn dùng được nữa. Vậy nên, các bạn hãy cân nhắc thật kỹ và chỉ ủi khi thực sự cần thiết.
Có nên chọn áo mưa vải dù 2 lớp?
Tại sao không? Nếu các bạn sống trong khu vực có mưa nhiều hoặc cần một chiếc áo mưa chắc chắn để sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì áo mưa vải dù 2 lớp là một lựa chọn thông minh. Sản phẩm này hội tụ rất nhiều ưu điểm như giữ ấm tốt, cản được nước mưa, bền bỉ, không nhăn và dễ vệ sinh.
Vải dù có giá bao nhiêu?
Giá của vải dù đắt hay rẻ sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thương hiệu, chất liệu, kích thước, thiết kế và tính năng. Tùy từng loại vải dù sẽ có mức giá chênh lệch nhưng không đáng kể. Cụ thể như sau:
• Vải dù 650T: khoảng 150.000 đồng
• Vải dù 420T: khoảng 120.000 đồng
• Vải dù 210T: khoảng 100.000 đồng
Với sự đa dạng trong thiết kế cùng nhiều tính năng đặc biệt, vải dù đã chứng minh sự tồn tại quan trọng trong ngành thời trang và nhiều lĩnh vực khác. Levents mong rằng nội dung bài viết về chủ đề “vải dù là gì?” hôm nay sẽ giúp các bạn biết thêm về một loại chất liệu đang được ưa chuộng. Cập nhật những bài viết tiếp theo để xem tụi mình mang đến cho các bạn những thông tin lý thú nào nhé!