Cần am hiểu những gì trở thành một Pattern Maker chuyên nghiệp

Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực thời trang, Pattern Maker là một thuật ngữ không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, với những người ngoài ngành, đây vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ và mới mẻ. Cần am hiểu những gì trở thành một Pattern Maker chuyên nghiệp là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra khi có nguyện vọng theo đuổi ngành nghề này. Ở bài viết hôm nay Lì Ven sẽ cùng các bạn đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trên nhé!

Pattern Maker là gì?

Những giai đoạn trong quy trình quản lý và thiết kế một bộ sưu tập
LEVENTS® COLOR TEE

Pattern Maker là khái niệm dùng để chỉ những người thợ tạo mẫu, nhà tạo mẫu rập và thiết kế trang phục. Pattern Maker là một công việc rất thú vị và lành nghề. Hiểu đơn giản nhất là người thợ sẽ tạo ra các mẫu trên giấy hoặc vải thường sử dụng khá nhiều trong ngành công nghiệp hiện nay. 

Vai trò của một Pattern Maker 

Vai trò

Pattern Maker là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ ưa chuộng trong những năm gần đây. Nhà tạo mẫu rập đóng vai trò rất quan trọng trong ngôi nhà thời trang. Họ là người trực tiếp hợp tác với các nhà thiết kế để đưa những bản vẽ phác thảo 2D từ trước thành những bộ trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể người mặc.

Thực tế cho thấy, có nhiều bộ trang phục khi được phác thảo trên giấy thường rất đẹp nhưng khi trở thành thành phẩm lại có vẻ không ổn. Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như tỉ lệ trên rập không hợp lý, thợ may không chuyên nghiệp, mua rập có sẵn nhưng không biết cách điều chỉnh thông số,... 

Cần am hiểu những gì trở thành một Pattern Maker chuyên nghiệp

Cần am hiểu những gì trở thành một Pattern Maker chuyên nghiệp
LEVENTS® LEEMEE BOXY TEE

Để trở thành một Pattern Maker chuyên nghiệp, bạn cần phải trang bị rất nhiều thứ ngay từ đầu. Trước tiên, bạn cần dành thời gian để học hỏi và tìm hiểu về tỉ lệ đường cắt. Thông thường, có rất nhiều lý do khiến sản phẩm hoàn chỉnh không như thiết kế ban đầu, một trong số đó là do sai tỉ lệ đường cắt. Các mảnh ghép của rập phải có sự mềm mại và tỉ lệ rõ ràng để đảm bảo khi may thành trang phục hoàn chỉnh sẽ tạo ra một hiệu ứng thị giác tốt. 

Ngoài tiêu chí kể trên, các điều kiện cần có để trở thành một Pattern Maker chuyên nghiệp bạn cần phải lưu lại như sau:

• Có khả năng đọc và diễn giải tốt các thông tin chi tiết từ bản vẽ thiết kế, mô hình thiết kế đến cắt mẫu bìa theo thiết kế.

• Có khả năng tạo mẫu rập, giác sơ đồ và nhảy kích cỡ.

• Có khả năng tự vẽ mẫu bằng tay và am hiểu, sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế rập trên máy vi tính.

• Khả năng tư duy và đưa ra ý kiến đóng góp hữu ích về mẫu rập trước khi được phép đưa vào sản xuất hàng loạt.

• Có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao về may mẫu, các công cụ đo lường, cắt và hướng dẫn thợ may may theo đúng yêu cầu của mẫu rập.

• Ưu tiên những Pattern Maker có tinh thần trách nhiệm cao về thông số kỹ thuật chuẩn, độ chính xác của mẫu rập và khả năng tính toán tốt.

Những giai đoạn trong quy trình quản lý và thiết kế một bộ sưu tập

Những giai đoạn trong quy trình quản lý và thiết kế một bộ sưu tập
LEVENTS® SELFLOVE BOXY TEE

Pattern Maker là ngành nghề khá hot và được nhiều bạn trẻ lựa chọn trong tương lai. Để trở thành một Pattern Maker chuyên nghiệp, bạn cần phải nắm rõ những giai đoạn “nòng cốt” trong quy trình thiết kế một bộ sưu tập để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hiện nay, các thương hiệu thời trang trẻ nổi tiếng hàng đầu thường áp dụng quy trình quản lý và thiết kế mỗi bộ sưu tập gồm 10 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ nghiên cứu thị hiếu khách hàng, thị trường thời trang, xu hướng ý tưởng,... để đưa ra định hướng cho bộ sưu tập và kế hoạch kinh doanh.

Giai đoạn 2: Làm bảng hình ảnh trực quan (mood boards), bảng tâm trạng về kỹ thuật số, tài liệu (color boards),... Sau đó tiến hành bản vẽ phác thảo và tổng duyệt. Nếu các mẫu thiết kế đáp ứng tốt tiêu chuẩn đặt ra sẽ được duyệt, ngược lại sẽ bị loại.

Giai đoạn 3: Bộ phận quản lý sẽ điền mã số cho mỗi bản vẽ phác thảo và tiến hành bàn giao đến bộ phận thiết kế rập. Đến đây sẽ do nhà tạo mẫu rập - Pattern Maker phụ trách.

Giai đoạn 4: Các Pattern Maker sẽ tiến hành triển khai phân tích bản vẽ phác thảo và đưa ý tưởng đã có sẵn ở bản vẽ trở thành các mẫu bìa giấy để cắt lên vải.

Giai đoạn 5: Phòng mẫu sẽ phụ trách cắt, may mẫu vẽ có sẵn lên sản phẩm và hoàn thiện mẫu thiết kế đó.

Giai đoạn 6: Sau khi hoàn thiện mẫu thiết kế, nhà thiết kế hoặc trợ lý sẽ kiểm tra để đánh giá mức độ đạt chuẩn và chuẩn bị cho buổi duyệt mẫu tiếp theo.

Giai đoạn 7: Mẫu thiết kế được duyệt sẽ được người mẫu mặc thử và chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tiếp theo.

Giai đoạn 8: Mẫu thiết kế đã được duyệt sẽ chuyển trực tiếp sang bộ phận nhảy kích cỡ, giác sơ đồ, tiêu chuẩn sản xuất và chuyển xuống xưởng sản xuất hàng loạt.

Giai đoạn 9: Xưởng sản xuất hàng loạt sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ chuyển giao cho bộ phận hoàn thiện sản phẩm để thực hiện các công đoạn như dán tem, mác, đóng gói,… và chuyển đến cửa hàng.

Giai đoạn 10: Mẫu thiết kế hoàn chỉnh sau khi đưa đến cửa hàng sẽ được trưng bày để tiếp cận khách hàng.

Cần am hiểu những gì trở thành một Pattern Maker chuyên nghiệp sẽ không còn là vấn đề khiến các bạn phải lo nghĩ đúng không nhỉ? Lì Ven chúc bạn sớm thực hiện ước mơ trở thành một Pattern Maker nổi tiếng nhé!