Vải silk là gì? Phân loại và điểm của silk trong ngành thời trang

Vải silk là một nguyên liệu may mặc phổ biến trong thiết kế trang phục. Chắc hẳn chất liệu vải này đã không còn xa lạ gì với các tín đồ đam mê thời trang. Tuy nhiên, đối với những ai đang muốn tìm hiểu về thời trang mà vẫn chưa hiểu rõ vải silk là gì thì Lì Ven sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin về vải silk cũng như các loại vải silk phổ biến hiện nay.

Silk là loại vải gì?

Để trả lời cho câu hỏi vải silk là gì thì đây là một loại vải được dệt từ tơ tằm, một loại sợi tự nhiên có độ bền cao và độ mềm mại cực kỳ tốt. Về đặc điểm, loại vải này có một mặt bóng và một mặt hơi nhám. Ngoài ra, chất liệu vải này còn được biết đến với đặc tính rất mỏng, nhẹ và chống nước khá tốt.

Silk là loại vải gì?

Vải silk còn được gọi là vải lụa, có nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi đã phát triển nghề dệt lụa từ hàng nghìn năm trước. Ban đầu, vải silk chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và được dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho vua chúa. Sau đó, vải silk đã trở nên phổ biến hơn và được sử dụng để may những trang phục đời thường. Cũng vào lúc đó, loại vải lụa này đã lan rộng sang các nước trong khu vực Châu Á và trở thành một món hàng cao cấp, bền vững với vẻ đẹp sang trọng.

Sở hữu những đặc điểm riêng biệt, vải silk được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang và thường dùng để may các loại trang phục sang trọng với nhiều phong cách từ cổ điển đến hiện đại.

Đặc điểm của vải silk là gì?

Đặc điểm của vải silk được chia thành 3 loại dựa trên những yếu tố khác nhau như:

• Đặc tính cơ học: Vải silk có độ bền cao nhưng độ co giãn thấp hơn nhiều so với nhiều loại vải khác.

• Đặc tính vật lý: Trên bề mặt vải lụa có cấu trúc hình tam giác nên khi có ánh sáng chiếu vào nó sẽ có sự phản xạ lại. Điều này khiến vải silk bóng bẩy và lấp lánh hơn hẳn các loại vải khác trên thị trường.

• Đặc tính hóa học: Vải lụa có khả năng giữ nước và giữ ấm rất tốt vào những ngày thời tiết lạnh.

Đặc điểm của vải silk là gì?

Ưu – nhược điểm của vải silk là gì?

Dù đây là loại vải được nhiều người yêu thích nhờ độ bóng bẩy và sang trọng, tuy nhiên vải silk vẫn chưa được đánh giá là một chất liệu vải hoàn hảo nhất. Bởi bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nó vẫn tồn tại những mặt nhược điểm khiến mọi người phải cân nhắc khi lựa chọn.

Vậy những ưu điểm nổi bật của vải silk là gì? 

• Vải silk mang lại cảm giác rất mềm mịn, trơn nhẵn khi sờ tay vào hoặc mặc lên da.

• Chất vải có độ rủ tự nhiên đem lại cảm giác dịu dàng, thướt tha cho trang phục.

• Vải lụa có độ bóng đẹp, tạo cảm giác sang trọng và quý phái.

• Không gây kích ứng và an toàn cho da.

Ưu – nhược điểm của vải silk là gì?

Song, nhược điểm lớn nhất của chất liệu vải này là do làm từ tơ tằm nên giá thành khá cao, nên nó không thật sự phù hợp cho các trang phục hằng ngày. Tuy nhiên, hiện tại, người ta cũng bắt đầu pha trộn với các thành phần khác để giúp cho vải lụa có giá thành thấp hơn. Bên cạnh đó, vải silk rất dễ bị phai và ố màu khiến cho trang phục nhanh bị “xuống cấp”, vì vậy bạn cần phải cẩn thận trong cách chăm sóc và bảo quản.

Các loại vải silk phổ biến

Sau khi đã hiểu silk là vải gì qua những đặc điểm của loại vải này, Lì ven sẽ giới thiệu các loại vải silk phổ biến hiện nay. Để phân loại vải silk, người ta thường dựa vào nhiều đặc điểm khác như như thành phần vải, đặc điểm, chất lượng, giá thành hoặc nguồn gốc xuất xứ của chúng. Dưới đây là một số loại vải silk phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Silk Satin

Vải lụa Satin sử dụng kỹ thuật dệt vân đoạn giúp cho vải có bề mặt trên láng bóng và bề mặt dưới hơi thô mờ. Ngoài ra, đây cũng là 1 kỹ thuật dệt vải đặc biệt khiến các sợi vải được liên kết chặt chẽ với nhau giúp tấm lụa trở nên bền bỉ hơn.

Silk Satin

Habutai Silk

Habutai trong tiếng Nhật có nghĩa là mềm mại, đây là chất vải sử dụng kỹ thuật dệt trơn cơ bản nhất. Bề mặt vải Habutai Silk có độ mỏng và mềm mại gần giống với chất vải chiffon. Chất liệu vải này có độ rũ vừa phải và khá đục nên được nhiều nhà thiết kế ưa chuộng cho những mẫu thiết kế thanh lịch, huyền bí.

Organza Silk

Organza Silk có cấu trúc dệt tương tự như Taffeta. Tuy vải Organza lụa có độ cứng hơn Taffeta nhưng chất vải lại thưa và mỏng hơn nên có thể nhìn xuyên thấu qua lớp vải. Đây cũng là lý do mà vải Organza lụa thường được sử dụng để may các loại váy cưới hoặc đầm dạ hội, tạo điểm nhấn cho trang phục.

Silk cát

Silk cát là chất liệu vải mềm, mỏng và có độ rũ nhẹ. Loại vải này thường được ứng dụng phổ biến trong may mặc các trang phục áo dài. Đặc điểm nổi bật của silk cát là có bề mặt nhám như cát biển, độ bóng cao và có độ rũ tự nhiên. 

Silk Cotton

Đây là sự kết hợp giữa hai chất liệu vải cotton và lụa tơ tằm theo tỷ lệ 10% tơ tằm và 90% cotton. Một trong những ưu điểm nổi bật của chất vải này là không nhăn nên có khả năng giữ dáng cho trang phục cực kỳ tốt. Tuy nhiên lụa cát lại dễ phai màu hoặc bị xước trong quá trình sử dụng và giặt ủi.

Silk 100%

Đây là loại vải được làm từ 100% tơ tằm tự nhiên. Lụa tơ tằm này được xem là một trong những chất liệu vải phổ biến nhất của dòng vải lụa và được xếp vào những chất liệu vải cao cấp nhất. Do đó, giá thành của loại vải này cũng khá đắt đỏ. Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng màu sắc của lụa tơ tằm có phần hơi đơn điệu và ít họa tiết.

Twill Silk

Vải lụa Twill là dòng vải có chất liệu mỏng nhẹ, mịn màng và cũng được xếp vào dòng vải cao cấp nhất hiện nay. Hầu hết tất cả mọi người lựa chọn loại vải này bởi sự thoáng mát, nhẹ nhàng và cảm giác cao cấp mà nó đem lại cho người mặc. 

Twist Silk

Twist silk còn được gọi là vải lụa 2 da, được làm từ 50% silk và 50% visco. Điều này cũng giúp cho vải có màu sắc bắt mắt hơn, đặc biệt khi có ánh sáng chiếu vào. Với kỹ thuật dệt hiện đại, lụa Twist vừa có sự mềm mại và độ bóng cao, vừa ít nhăn, dễ bảo quản và có độ bền tốt.

Jacquard Silk

Jacquard là một chất liệu vải có hoa văn đặc biệt, không cần sử dụng công nghệ in hay thêu lên bề mặt mà các chi tiết được dệt trực tiếp lên cấu trúc vải. Đây cũng là điểm nổi bật của chất vải này giúp cho các hoa văn được nổi lên trên bề mặt tạo sự độc đáo hơn cho trang phục.

Cách phân biệt giữa vải silk Việt, silk Hàn và silk Trung Quốc.

Với sự phát triển của công nghiệp may mặc, vải silk là một trong những loại vải được ưa chuộng nhất hiện nay bởi tính năng mềm mại, bóng đẹp và sang trọng. Mặc dù vải silk có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng hiện nay cũng được sản xuất ở nhiều nước khác như Hàn Quốc, Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là 3 loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong thời trang. Vậy cách để phân biệt 3 loại vải silk là gì?

Vải Silk Việt Nam là gì?

Vải silk Việt Nam là loại vải được sản xuất từ sợi tơ tằm tự nhiên. Vải silk Việt Nam có độ bền cao, màu sắc tự nhiên và hài hòa, đặc biệt là không bị nhăn. Vải silk Việt Nam có những đặc điểm nổi bật như bề mặt mịn, mát và không gây kích ứng da khi mặc do màu sắc của vải thường được nhuộm chủ yếu từ các loại cây, củ quả tự nhiên.

Vải Silk Hàn Quốc

Vải silk Hàn Quốc là loại vải được sản xuất từ sợi tơ nhân tạo, có nguồn gốc từ Hàn Quốc, một quốc gia có nền công nghiệp may mặc phát triển. Vải silk Hàn Quốc được biết đến là một chất liệu rất mềm mại và thướt tha. Độ co giãn của vải silk Hàn Quốc cao hơn vải Việt Nam nhờ được bổ sung thêm các sợi co giãn trong quá trình dệt vải. 

Màu sắc của vải lụa Hàn rất tươi và bóng, có sự phản xạ ánh sáng nhiều. Do Hàn Quốc ưa chuộng phong cách tối giản nên vải silk Hàn Quốc chủ yếu là màu trơn và rất ít họa tiết. Cảm giác khi sờ vào vải, bạn sẽ thấy chất vải có độ mịn và hơi lạnh. Tuy nhiên, vải silk Hàn Quốc có một số nhược điểm như dễ bị nhăn và co rút khi giặt.

Vải silk Trung Quốc

Ngược lại với chất vải silk Việt Nam, vải silk Trung Quốc dễ bị nhăn hơn. Vải silk Trung Quốc thường được sản xuất từ sợi tơ nhân tạo hoặc hỗn hợp sợi tơ tự nhiên và nhân tạo nên màu sắc phong phú, rực rỡ.

Lý do làng thời trang ưa chuộng vải silk là gì?

Có thể thấy, từ rất lâu trước đây, vải lụa đã trở thành chất liệu vải được các tầng lớp cao quý ưa chuộng vì nó sở hữu vẻ đẹp rất sang trọng và độc đáo. Cho đến hiện tại, sẽ không khó để chúng ta thấy chất liệu này được ứng dụng cho hầu hết các sản phẩm may mặc. Đặc biệt, vải silk cũng chính là chất liệu vải được nhiều nhà thiết kế nổi tiếng ưu ái và sử dụng trong các BST đình đám của mình. Vậy những lý do khiến vải silk được ưa chuộng trong thời trang là gì?

Đầu tiên, vì được làm từ sợi tơ tằm và có cấu trúc mềm mại, mịn màng nên vải silk luôn mang lại cảm giác thoải mái và êm ái cho người mặc. Bên cạnh đó, chất vải này có khả năng thoáng khí và thoát ẩm tốt hơn so với nhiều loại vải khác nên sẽ đem lại cảm giác thoáng mát hơn. 

Tuy vải lụa có độ co giãn thấp nhưng cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến người mặc trong quá trình di chuyển, ngược lại điều này có thể giúp cho trang phục được kéo dài tuổi thọ và không bị biến dạng sau quá trình sử dụng. Đặc biệt, vải silk có khả năng hấp thụ màu sắc rất tốt, giúp tạo ra hiệu ứng màu sắc rực rỡ và bắt mắt cho trang phục giữa đám đông.

Cách vệ sinh và bảo quản vải silk là gì?

Như đã chia sẻ ở trên, để vải silk luôn giữ được vẻ sang trọng và tuổi thọ của sản phẩm, bạn cần phải cẩn thận trong việc làm sạch và bảo quản. Tuy nhiên, vải silk cũng rất “nhạy cảm” và dễ bị hư hỏng nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách. Để làm được điều đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

• Khi giặt các sản phẩm làm từ vải silk, bạn nên sử dụng nước lạnh hoặc ấm, tránh dùng nước nóng vì nó sẽ làm co rút và mất đi độ bóng của vải. Bạn cũng nên chọn loại nước giặt nhẹ nhàng, không chứa chất tẩy rửa mạnh.

• Không nên ngâm vải silk quá lâu trong nước mà chỉ cần vò nhẹ và xả với nước sạch để tránh làm hỏng sợi tơ. Sau đó, vắt nhẹ và phơi khô ở nơi thoáng mát, có bóng râm và tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

• Bạn cần phải lưu ý không ủi vải ở nhiệt độ cao hoặc bằng bàn ủi mà không có lớp lót bảo vệ để tránh làm cháy vải. Để ủi vải silk, bạn có thể chọn chế độ ủi ở mức thấp nhất hoặc trung bình để đảm bảo an toàn cho bề mặt vải.

• Khi không sử dụng, bạn nên gấp gọn vải silk và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để vải silk ở nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc ẩm ướt gây ẩm mốc vải.

Lì Ven hy vọng những thông tin trên đã cho bạn hiểu rõ hơn vải silk là gì và cách bảo quản vải silk phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức về thời trang hoặc các tips phối đồ khác tại trang của tụi mình nhé!