Phong cách Emo từng là một trong những trào lưu gây sốt trong giới âm nhạc của những thập niên trước đây, đặc biệt là những ban nhạc Rock. Điều này là bởi Emo mang đến một vẻ ngoài nổi loạn, lập dị toát lên đúng tinh thần của Rock. Trong bài viết này, cùng Lì Ven tìm hiểu xem phong cách thời trang Emo là gì và vì sao nó lại được xem là sự kế nhiệm nổi bật của phong trào Y2K.
Định nghĩa về phong cách Emo
Từ khi xuất hiện, đã có không ít những câu chuyện gây tranh cãi xoay quanh chủ đề Emo khiến cho nó dần bị rơi vào lãng quên và không được ưa chuộng như trước. Vậy phong cách Emo là gì?
Emo là viết tắt của cụm từ “emotional hardcore”, ban đầu đây là một thể loại âm nhạc bắt nguồn từ sân khấu Hardcore của Washington D.C vào giữa những năm 80s. Sau đó, Emo được dùng như một thuật ngữ để miêu tả cho cách ăn mặc “quái dị” và dần trở thành một trào lưu sống dựa vào cảm xúc theo đúng nghĩa “emotion”.
Không đơn giản như phong cách Streetwear hay Minimalism thay vào đó cá tính, phóng túng và lập dị là những tính từ miêu tả chính xác về phong cách thời trang Emo. Có thể nói, Emo là một cách để truyền tải cảm xúc “tăm tối” của một tâm hồn “sần sùi” vào những năm 80, do đó mà các nghệ sĩ theo đuổi phong cách này thường diện những trang phục lấy màu đen làm chủ đạo và có chất liệu cứng cáp, bụi bặm.
Những items kinh điển của Emo Style phải kể đến như: áo khoác da, quần jeans sờn, găng tay da nạm đinh,... chúng được tận dụng một cách triệt để trong phong cách này nhằm thể hiện cảm xúc thật của người mặc thay vì cảm xúc mà họ muốn có. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng nhận diện một tín đồ Emo thông qua các chi tiết như mái tóc đen có phần mái xéo che hầu hết khuôn mặt, móng tay thường được sơn màu đen, đôi mắt được trang điểm đậm và phủ phấn kết hợp giữa hai gam màu sáng và tối.
Emo Style - Sự hồi sinh để kế nhiệm trào lưu Y2K
Sau 3 năm thống trị xu hướng giới trẻ, không khó để nhận ra phong cách Y2K đang có sự chững lại và dần rời khỏi vị trí trung tâm trong làng mốt. Điều này khiến cho các tín đồ thời trang đặt ra những câu hỏi như “Liệu đâu sẽ là xu hướng mới bùng nổ khi Y2K “rớt đài”?” Câu trả lời chính là “vùng tăm tối” của địa hạt thời trang những năm 2000 như: Indie Sleaze, E-girl, Gothic. Bimbocore,... và Emo là cũng một trong số đó.
Tuy ra đời vào khoảng thời gian gần nhau, nhưng Emo thời điểm đó lại không được hưởng ứng nhiệt tình như Y2K, có lẽ là do sự giới hạn về màu sắc cũng như tinh thần mà phong cách này đem lại quá u tối. Từng “lép vế” là vậy, sự comeback với một diện mạo mới đã giúp cho Emo trở thành “ứng cử viên” sáng giá nhất trong việc tiếp nối sự thành công sau cơn sốt Y2K.
Nếu ở những năm 2000 có “công chúa nhạc Rock” Avril Lavigne luôn trung thành với phong cách Emo thì thời điểm hiện tại, các tên tuổi lớn như Olivia Rodrigo, Kourtney Kardashian hay Megan Fox cũng kế thừa và thường xuyên xuất hiện với những bản phối Emo mới mẻ vừa quyến rũ, vừa nổi loạn pha trộn giữa thẩm mỹ Gothcore cũng với một chút hơi thở Dark Academia.
Phân biệt giữa phong cách Emo và Goth
Đều được sinh ra từ âm nhạc và mang giao diện của những kẻ nổi loạn, Emo và Goth khiến cho không ít người bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này. Chính xác thì Goth là một tiểu văn hóa được sinh ra từ dòng nhạc “post-punk” và thuộc về nhóm những người yêu thích “gothic rock”, sau đó bắt đầu phổ biến vào đầu những năm 1980.
Trong khi đó, thời trang Emo lại được sinh ra từ dòng nhạc “post-hardcore” và là văn hóa phổ biến vào cuối những năm 1980 cùng với sự kết thúc của một kỷ nguyên nhạc rock Hardcore.
Một yếu tố khác giúp những tín đồ đam mê sự “quái dị” đầy nổi loạn phân biệt giữa 2 Aesthetic này chính là các item được sử dụng trong từng phong cách. Ở Goth, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy hình ảnh của thời trang Victoria và Steampunk với các item đặc trưng như áo khoác thể thao, quần bó, áo nịt ngực, váy lót ren,... cùng các tông màu nổi bật như đỏ, đen, tím.
Còn Emo lại có xu hướng tối đa hóa các phụ kiện Statement kèm với quần jean, váy ôm tối màu, thắt lưng, găng tay nạm đinh,... Ngoài ra các kiểu tóc đi cùng với những bản phối này cũng là đặc điểm nhận dạng một Emo Look tốt nhất.
Diện mạo mới của xu hướng thời trang Emo ngày nay
Sở dĩ nói xu hướng Emo comeback để thay thế cho trào lưu Y2K là bởi nó không còn mang nét “nặng nề” hay “đen tối” như thời kỳ đầu mà ngược lại đã có phần vui tươi hơn khi có sự tiếp nhận nguồn cảm hứng từ văn hóa Kpop và Anime. Cùng Lì Ven điểm qua một vài “biến hóa” trong phong cách Emo hiện đại nhé!
Màu sắc tạo điểm nhấn cho phong cách Emo
Mặc dù trang phục đen là nguyên liệu chính trong phong cách Emo, nhưng thời trang là không có giới hạn, đặc biệt là khi thế hệ Gen Z bắt đầu tận dụng các cặp màu sắc tương phản như xanh, đỏ, hồng,... để làm mới giao diện của Emo nhưng vẫn giữ được bản chất nổi loạn và ngạo nghễ của nó.
Họa tiết cũng là một chìa khóa giúp tủ đồ Emo của bạn trở nên sống động hơn. Đừng ngần ngại thử sức với các họa tiết kẻ sọc, chấm bi hay hoa cổ điển và kiểu áo Graphic. Những chiếc Blazer hay Trench coat mang hơi hướng Dark Academia cũng là các “bảo bối” giúp cho hình tượng Emo trở nên sang trọng hơn.
Kết hợp các phụ kiện Statement
Những thiết kế “độc lạ” của các item Statement hứa hẹn sẽ mang đến điểm nhấn nổi bật trong phong cách Emo. Đặc biệt, các cô nàng đạo Emo cũng rất chú trọng vào việc “làm điệu” cho đôi chân mình bằng những đôi giày Chunky “hầm hố” với phần đế cao và dày cộm.
Ngoài ra, những mẫu giày Platform hay Boots Dr. Martens cũng là các mảnh ghép không thể thiếu cho dresscode này. Layering các lớp item như choker, găng tay đen, thắt lưng cũng đóng vai trò quan trọng giúp cho một Emo Look trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn.
Cân bằng yếu tố gợi cảm và cá tính
Ai nói phong cách Emo chỉ có sự nổi loạn và phóng túng? Emo của hiện tại còn nhiều hơn thế nữa, năm 2022 là thời điểm làng thời trang chứng kiến những bản remake đầy táo bạo của các xu hướng cũ, trong đó bao gồm cả Emocore và Gothcore.
Cú bắt tay của hai trường phái này đã tạo nên những bản phối siêu “dính” trong làng mốt khi vẫn giữ được chất rock của thập niên 90s, song cũng đan xen vào đó là nét gợi cảm và quyến rũ với những thiết kế cúp ngực, Bralette và cân bằng bởi những chiếc quần Cargo bụi bặm hay Combat Boots mạnh mẽ để làm nổi bật lên vẻ đẹp gợi cảm và cá tính.
Không chỉ sống động trong âm nhạc, Emo còn làm nên một màu sắc mới cho làng thời trang thế giới. Levents hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu được phong cách Emo cũng như các bản phối đặc sắc của phong cách này.