Slow Fashion là gì? Điểm nổi bật của xu hướng thời trang chậm

Thời trang là ngành công nghiệp tỷ đô đứng top đầu trên thế giới về mức độ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để chung tay bảo vệ và “cứu rỗi” môi trường, nhiều thương hiệu thời trang hiện nay cũng đang hướng đến việc xây dựng và tạo ra những giá trị bền vững. Bên cạnh Sustainable Fashion, thì Slow Fashion - thời trang chậm cũng đang dần nở rộ và nhận được hưởng ứng không kém bởi những giá trị nổi bật riêng biệt mà xu hướng thời trang này mang lại. Vậy khái niệm Slow Fashion là gì? Có gì đặc biệt trong xu hướng thời trang chậm mà lại thu hút đông đảo giới trẻ đến thế? Hãy cùng Lì Ven đi tìm câu trả lời chi tiết qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Giới thiệu về xu hướng thời trang Slow Fashion là gì? 

“Thời trang chậm” hay Slow Fashion là gì? Trái ngược với Fast Fashion (hay còn gọi là thời trang nhanh), Slow Fashion là thuật ngữ thời trang nhằm nói đến xu hướng thời trang được ra đời với mục đích giảm thiểu những tác hại ô nhiễm, rác thải thời trang ra môi trường. Xu hướng thời trang chậm sẽ tập trung vào việc sản xuất ra những sản phẩm chất lượng mang tính ứng dụng cao và có giá trị sử dụng lâu bền hơn là chạy theo các trào lưu thời trang mới.

Có thể thấy, từ khi khái niệm Slow Fashion là gì xuất hiện, người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm đến các giá trị về chất lượng sống của con người cũng như môi trường tự nhiên. Đây được xem là phép “cứu rỗi” cho nền công nghiệp thời trang, chống lại những hệ quả sâu sắc mà xu hướng Fast Fashion gây ra hiện nay. Bởi xu hướng thời trang chậm đặc biệt chú trọng trong việc lựa chọn và sử dụng các chất liệu mang đặc tính bền bỉ và thân thiện với môi trường như chất liệu vải cotton, vải len, linen, vải làm từ lá dứa, tencel hay chất liệu da thuộc được làm từ nấm,...

Slow Fashion chính là bước chuyển mình chậm rãi trong xu hướng thời trang, hòa nhập vào xu hướng Streetwear của giới trẻ và hướng đến những giá trị lâu dài và tốt đẹp cho môi trường cũng như đời sống con người. Vì thế, để có thay đổi về cả ý thức lẫn trong lối sống, đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, đơn giản như lựa chọn trang phục một cách có trách nhiệm hơn.

Phong cách thời trang Slow Fashion là gì

Khái niệm xu hướng Slow Fashion được ra đời từ khi nào?

Trong khoảng 10 năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến làn sóng chuyển động mạnh mẽ trong ngành công nghiệp thời trang. Với tôn chỉ bảo vệ môi trường, ngày càng nhiều brand từ chối xu hướng thời trang “không bền vững”, chọn cho mình lối đi riêng, đến gần hơn với ý niệm “ăn chắc mặc bền” trong sản xuất trang phục.

Vậy thực sự thì khái niệm “Slow Fashion là gì” xuất hiện từ khi nào? Thuật ngữ “Slow Fashion” được ra đời khá tự nhiên, xuất hiện lần đầu trên tạp chí The Ecologist vào tháng 09/2007 bởi Kate Fletcher. Sau hiện tượng từ trào lưu “thức ăn nhanh” - “thức ăn chậm” của ngành ẩm thực, Fletcher đã có những cảm nhận về mối liên hệ tương quan giữa ẩm thực và thời trang, mong muốn nhu cầu về tốc độ chậm hơn trong thời trang. Qua thời gian, cụm từ “Slow Fashion” dần hoàn thiện, mở rộng hơn về định nghĩa cũng như bắt đầu thu hút sự quan tâm đông đảo từ đại chúng và trở thành “sân chơi” mới cho nhiều thương hiệu.

Nguồn gốc ra đời xu hướng thời trang chậm

Vì sao xu hướng thời trang chậm ngày càng được ưa chuộng 

Kể từ khi khái niệm “Slow Fashion là gì” xuất hiện cùng với những lợi ích to lớn mà xu hướng thời trang này mang lại, không chỉ cho môi trường mà còn cho cả chính cuộc sống chúng ta, thì Slow Fashion ngày càng nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ các tín đồ thời trang hiện nay. Chính bởi sự nâng cao trong nhận thức, hướng đến những sản phẩm chất lượng mang giá trị bền vững, thân thiện môi trường và thói quen thay đổi phong cách sống dưới góc nhìn thời trang của giới trẻ ngày nay.

Sự khác biệt giữa thời trang chậm Slow Fashion và thời trang bền vững

Thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn giữa Sustainable Fashion (thời trang bền vững) và Slow Fashion (thời trang chậm). Nhưng nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy thời trang bền vững chính là một phần của thời trang chậm. Trong khi, thời trang bền vững tập trung vào việc sử dụng chất liệu an toàn, bảo vệ với môi trường và giảm chi phí nhân công trong quá trình sản xuất, thì thời trang chậm còn xoay quanh cả yếu tố chất lượng của một món đồ có vòng đời sử dụng lâu bền theo thời gian hay không.

Sự khác nhau giữa xu hướng thời trang chậm và xu hướng thời trang nhanh

Xu hướng Slow Fashion có thực sự thay thế Fast Fashion? 

Như bạn cũng biết, “thời trang ăn liền” hiện diện ở khắp mọi nơi, từ cửa hàng quần áo, phụ kiện thời trang nhỏ lẻ cho đến những fashion brand phân khúc tầm trung như H&M, Zara,... Vì thế, Slow Fashion không ra đời nhằm mục đích “đánh bại” hay cạnh tranh với Fast Fashion hay thời trang nhanh. Vậy ý nghĩa thực sự của Slow Fashion là gì? Chính là để phản ánh cách mà chúng ta định nghĩa lại khái niệm thời trang trong phong cách sống, “chậm” lại để phát triển bền vững hơn trước những vấn đề như ô nhiễm môi trường, kinh tế suy thoái và lối sống con người.

Tài chính cá nhân 

Ở góc nhìn về tài chính cá nhân thì Slow Fashion sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm trang phục thấu đáo, kỹ càng hơn. Tập trung vào những món đồ chất lượng có giá trị bền vững, sử dụng được lâu dài hơn, thay vì chạy theo xu hướng, chọn mua những items sử dụng ngắn hạn.

Mua sắm xu hướng Slow Fashion

Cơ hội phát triển cho các local brand 

Bên cạnh đó, “sân chơi” Slow Fashion còn mở ra cơ hội, tạo điều kiện cho các local brand phát triển bằng cách tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, tìm kiếm và sáng tạo riêng cho mình những giá trị thời trang độc đáo, giúp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và hơn hết, thông qua những thương hiệu nội địa, người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiếp xúc và biết thêm nhiều về giá trị lâu bền mà thời trang chậm mang lại, giúp truyền tải nguồn cảm hứng, thông điệp sống “xanh”, sống “bền vững”, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường một cách rộng rãi hơn.

Chậm lại để định hình phong cách cá nhân

Thời trang chậm còn giúp người mặc thể hiện phong cách cá nhân độc đáo, không phải mệt mỏi chạy theo guồng quay xu hướng thời trang khuôn mẫu trên mạng xã hội. Slow Fashion sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo không giới hạn của các tín đồ thời trang, biến hoá diện mạo đa dạng và tự tạo nét riêng trong lối thời trang độc nhất của mình.

Định hình phong cách thời trang chậm

Cách xây dựng tủ đồ với xu hướng thời trang Slow Fashion 

Khi đã tìm hiểu về Slow Fashion là gì thì việc ứng dụng xu hướng thời trang này thực chất đơn giản hơn bạn tưởng. “Buy less, choose well, make it last” (Mua ít đi, lựa chọn kỹ và dùng nhiều hơn) chính là “câu thần chú” mà bạn cần ghi nhớ khi xây dựng tủ quần áo theo xu hướng Slow Fashion này. Vậy làm thế nào để ứng dụng thời trang chậm đúng cách? Hãy cùng tụi mình bắt đầu từ những bước đơn giản nhất như sau đây nhé!

Học cách kéo dài tuổi thọ của sản phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng của xu hướng thời trang chậm chính là độ bền và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, để có thể kéo dài tuổi thọ sử dụng sản phẩm, tránh bị xuống cấp, hư hỏng, bạn nên tìm hiểu và chăm sóc, bảo quản quần, áo, phụ kiện thời trang đúng cách, phù hợp với chất vải của trang phục. Mỗi chất liệu sẽ có mác hướng dẫn giặt giũ riêng biệt, bạn cần đọc kỹ và tuân theo các chỉ dẫn để giữ gìn trang phục được lâu bền hơn.

Sản phẩm thời trang chậm kéo dài tuổi thọ

Xây dựng phong cách theo chủ nghĩa tối giản - Minimalism

Thay vì chạy theo số lượng, bạn nên tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Theo đuổi xu hướng Slow Fashion không đồng nghĩa với việc thay mới hoàn toàn tủ đồ của mình với những món quần, áo, phụ kiện và các items “ thời trang bền vững”. 

Hãy dành thời gian sắp xếp tủ quần áo và phát huy tối đa “công năng” của tất cả những món đồ mà bạn có. 

Hãy thử mix match trang phục để chọn ra những outfit có thể phối với nhau. Đối với những món mà theo bạn không còn phù hợp để mặc nữa, đừng ngần ngại sáng tạo, chỉnh sửa và tân trang chúng theo xu hướng Upcycling Fashion, biết đâu đấy, bạn lại trao thêm một “vòng đời” mới cho món đồ của mình. 

Phong cách tối giản trong xu hướng Slow Fashion

Thay đổi thói quen mua sắm

Để trở thành người tiêu dùng thông minh và ứng dụng xu hướng này đúng cách, bạn nên cần sự thay đổi đôi chút trong thói quen mua sắm của mình. Tất nhiên, sẽ không dễ để bạn thay đổi thói quen shopping của mình ngay lập tức. 

Sau khi đã tìm hiểu “tường tận” về Slow Fashion là gì, bạn hãy dành cho mình khoảng thời gian thử nghiệm ít nhất là 2 tháng để nhận ra điều gì chưa phù hợp và cần thay đổi. Trước khi mua sắm một món đồ nào đó, hãy cân nhắc kỹ càng, xác định hệ giá trị của sản phẩm cũng như phong cách thời trang của bản thân và quyết định có nên mua hay không. 

Đừng vội thất vọng khi đôi lúc bạn nhận ra những thiếu sót chưa hoàn thiện của mình trong quá trình thay đổi thói quen mua sắm theo hướng “bền vững”. Bởi việc nhận thức và ứng dụng xu hướng thời trang thân thiện vào phong cách sống của mình cũng đã là một đóng góp to lớn trong việc chung tay giảm thiểu rác thải thời trang ra môi trường.

Thói quen mua sắm xu hướng Slow Fashion

Tóm lại, với mục đích hướng đến những giá trị bền vững trong dòng chảy thời trang cũng như cứu lấy môi trường đang bị ô nhiễm ở mức báo động, Slow Fashion ngày càng được đề cao, từng bước len lỏi vào cuộc sống để thay đổi nhận thức cũng như thói quen mua sắm của người tiêu dùng. 

Qua bài viết này, Levents hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về khái niệm Slow Fashion là gì cũng như có được góc nhìn sâu sắc hơn về những lợi ích tích cực mà xu hướng này mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, hãy chung tay ủng hộ xu hướng thời trang chậm vì một cộng đồng văn minh, bền vững và môi trường sống tốt đẹp. Đừng quên theo dõi chúng mình để luôn cập nhật những thông tin hữu ích về xu hướng thời trang nhé!