Upcycling là gì? Có gì trong xu hướng thời trang Upcycling 2023?

Làm sao để sống xanh mà vẫn giữ được bản sắc cá nhân và phong cách thời trang sành điệu của mình? Bên cạnh thời trang secondhand, xu hướng upcycling đang ngày càng phổ biến và được hưởng ứng nhiệt tình từ giới trẻ bởi giải pháp sống “xanh”, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm từ ngành công nghiệp thời trang cũng như trao cơ hội biến quần áo cũ thành mới. Vậy “Upcycling là gì”? Có gì đặc biệt trong xu hướng thời trang 2023 độc đáo này. Mời bạn theo chân Lì Ven tìm hiểu và khám phá chi tiết về làn sóng fashion mới lạ này qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về khái niệm Upcycling là gì?

Chính xác thì “Upcycling là gì” mà lại trở thành xu hướng thời trang bền vững được giới trẻ “sủng ái” đến thế. Trong tủ quần áo của mỗi người, chắc chắn sẽ luôn tồn tại những items thời trang bị lãng quên với những lý do đơn thuần như lỗi mốt, bị dính bẩn, không còn hợp gu hay không còn phù hợp với dáng người,... Chính vì vậy, khái niệm Upcycling được ra đời để mang đến một “cuộc đời mới” cho những món đồ “thất sủng” này. 

Không chỉ đơn giản là tái chế, Upcycling Fashion đòi hỏi mức độ xa xỉ từ sự sáng tạo, kỹ thuật cũng như công nghệ để nâng cấp những items bỏ đi thành một phiên bản đáng giá, độc đáo và có giá trị cao hơn. Chẳng hạn như một chiếc quần jean cũ được sáng tạo và tái chế thành chiếc túi xách “cool” ngầu và cá tính. Mục đích của upcycle chính là giảm chất thải, tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy sự sáng tạo không giới hạn trong sản xuất và thiết kế thời trang. Các chuyên gia cho rằng đây sẽ là xu hướng thời trang bền vững thống lĩnh thị trường may mặc trong thời gian sắp tới.

Thuật ngữ Upcycling fashion trong thời trang

Sự khác nhau giữa Recycling và Upcycling là gì?

Vậy thực sự thì Recycling và Upcycling khác nhau như thế nào? Để tránh bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, hãy cùng chúng mình phân biệt Recycling và Upcycling là gì nhé! 

Recycling là quá trình chuyển đổi sản phẩm bị bỏ đi không còn đủ nguyên vẹn để Upcycling, nhưng chất liệu của nó có thể được dệt thành chất liệu mới để phục vụ và sử dụng trong quá trình sản xuất tiếp theo. Trong khi đó, thời trang Upcycling tập trung vào việc biến đổi quần và áo cũ thành sản phẩm với diện mạo hoàn toàn mới, hữu dụng và có giá trị cao hơn mà không cần tái chế.

Phân biệt Upcycling và Recycling

Xu hướng thời trang Upcycling 2023 là gì? 

Tái sử dụng hay sáng tạo những items quần áo bị bỏ đi là một trong những hình thức đặc trưng được ứng dụng khá nhiều trong thời gian qua khi nhắc đến khái niệm “Upcycling là gì”. Trong khoảng thời gian đỉnh điểm và kéo dài của đại dịch Covid đã dẫn đến lượng hàng tồn kho gấp đôi bình thường từ bộ sưu tập thời trang Xuân - Hè. Vì vậy, quần áo khi không dùng đến thường được bán lại cho các cửa hàng lý hoặc mang đi quyên góp. Dù đây là giải pháp hữu ích để loại bỏ bớt lượng rác thải thời trang, nhưng thật sự nó không mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Chỉ có khoảng 20% đến 30% quần áo quyên góp được bán lại.

Bên cạnh đó, một lượng lớn hàng thời trang may mặc sau khi được sử dụng không thể thanh lý lại ở Hoa Kỳ, mà sẽ được xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Dẫn đến hậu là những quốc gia này tràn ngập trong mớ sản phẩm thừa thãi, không bền vững. Làm giảm đi sự tăng trưởng kinh tế liên quan đến ngành công nghiệp dệt may. 

Vậy đâu là phương án tối ưu nhất để xử lý lượng quần áo bị loại bỏ khổng lồ này thay cho những giải pháp trên? Câu trả lời chính là Upcycling - làn sóng Upcycling Fashion đang ngày càng phát triển, len lỏi vào các công đoạn trong chuỗi sản xuất thời trang phong cách Streetwear và được hầu hết các thương hiệu nhà mốt nổi tiếng “ưu ái”. Đây được xem là cơ hội “xanh hoá” cho cuộc chơi thời trang phù phiếm bằng những chất liệu bền vững, hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng hướng đến những giá trị thời trang bền vững trong ngành công nghiệp tỷ đô này.

Xu hướng Upcycling Fashion nổi bật 2023

Vì sao xu hướng phong cách Upcycling thu hút đông đảo giới trẻ? 

Tóm lại, sức hút của phong cách Upcycling là gì mà lại được giới trẻ yêu thích đến vậy? Trong khoảng thời gian gần đây, thời trang Việt đã và đang có sự dịch chuyển, hướng đến con đường thời trang bền vững. Đặc biệt, với giới trẻ GenZ và Millennials, thế hệ được xem là có tư duy rất đặc biệt về phong cách, luôn đề cao bản sắc độc đáo của cá nhân, phá vỡ mọi quy chuẩn cũng như tái định nghĩa tiêu dùng trong thời trang, thì Upcycling một trong những xu hướng thời trang đặc biệt được giới trẻ quan tâm bởi những lợi ích to lớn mà Upcycling mang lại như sau:

Bảo vệ môi trường thiên nhiên

Có thể bạn chưa biết, một số chất liệu sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang thực sự có chứa những hóa chất nguy hiểm và không thân thiện với môi trường. Gây ra các vấn đề ô nhiễm như suy thoái đất, ô nhiễm không khí, nguồn nước,... Vì vậy, khi tìm hiểu ý nghĩa của xu hướng thời trang Upcycling là gì và ứng dụng giải pháp này giúp sẽ hạn chế đáng kể nhu cầu về nguyên liệu thô chứa hóa chất trong quá trình sản xuất. Giải quyết các vấn đề về chất thải, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường. 

Xu hướng Ucycling kêu gọi bảo vệ môi trường

Tiết kiệm tài nguyên

Bên cạnh đó, việc ứng dụng Upcycling vào sản xuất may mặc sẽ giúp làm giảm nhu cầu mua nguyên liệu mới, tiết kiệm hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ các thương hiệu thời trang có thể sử dụng lại chất liệu cối hay mây từ những chiếc túi xách đã cũ, “biến hình” thành những phụ kiện thời trang độc đáo có giá trị hơn như bông tai, nhẫn,... Chính khái niệm “Upcycling là gì” đã giúp tạo nên vòng đời mới cho món đồ cũng như giảm thiểu chất thải, tiết kiệm tài nguyên và mang tính bảo vệ môi trường hơn.

Tiết kiệm tài nguyên với Ucycling style

Giảm chi phí sản xuất đáng kể

Không chỉ vậy, làn sóng Upcycling còn mang đến cho các doanh nghiệp trong ngành may mặc thời trang lợi ích về giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Bởi các nhà bán lẻ có thể tái sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm cũ để sáng tạo và biến hoá ra những sản phẩm mới có giá trị hơn thay vì phải dùng nguyên liệu thô mới. Vừa giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp các công ty giảm chi phí nguyên liệu, tăng lợi nhuận 

Xu hướng thời trang Upcycling giúp giảm chi phí sản xuất

Khởi nguồn sáng tạo độc lạ

Trên hành trình xanh hơn mỗi ngày với phong cách phối đồ Upcycling, mỗi trang phục đều xứng đáng có một cuộc đời mới đã mở ra nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho những nhà mốt hay các tín đồ thời trang sành điệu, biến rác thải may mặc, các chất liệu may quần và áo thừa thành những phiên bản thiết kế thời trang đầy nét lạ lùng và độc đáo. Những items mang cộp mác phong cách Upcycling được thiết kế và sản xuất với số lượng cực kỳ giới hạn, thậm chí là có một không hai. Chính sự độc nhất này đã nhận được lượng lớn sự hưởng ứng từ giới trẻ GenZ cá tính hiện nay.

Sáng tạo với Upcycling style

Xu hướng Upcycling Fashion và sự sủng ái từ các thương hiệu

Để không bỏ lỡ cuộc vui này, nhiều thương hiệu đình đám cũng đã bắt nhịp thời trang xanh, hướng đến mục tiêu xây dựng giá trị thời trang bền vững cũng như chung tay bảo vệ môi trường và nâng cao lối sống trở nên lành mạnh hơn.

Điển hình như ở Italy, thương hiệu nổi tiếng Miu Miu đã cho ra đời bộ sưu tập Upcycling độc đáo với tên gọi “Upcycled by Miu Miu” được dẫn dắt bởi nhà thiết kế Miuccia Prada. Bộ sưu tập với hơn 80 sản phẩm mang phong cách cổ điển, vintage và được sáng tạo dựa trên trang phục cũ của hãng. Bên cạnh đó, Germanier -  một trong những thương hiệu Upcycling nổi tiếng với dòng trang phục lộng lẫy được đính hạt, pha lê tái chế.

Và ngay tại Việt Nam, nhiều local brand cũng đã bắt kịp thời đại, tìm hiểu khái niệm Upcycling là gì và theo đuổi tư duy thời trang bền vững, chọn Upcycling Fashion là hướng đi độc lập của riêng mình. Nổi bật trong số đó chính là Môi Điên, thương hiệu tiên phong trong làn sóng thời trang Upcycling đã sáng tạo và trình làng bộ sưu tập “Thức” với các mẫu thiết kế có 1-0-2 được ráp nối từ hàng trăm chiếc áo sơ mi cũ, tạo nên hiệu ứng trang phục vô cùng lạ mắt và nổi bật.

Hay phải kể đến thương hiệu túi xách, balo cực hot được biến hoá từ những chiếc quần jean, áo khoác chất liệu jean cũ của brand Mèo Tôm Handmade. Ngoài ra, không thể không đề cập đến những Bộ sưu tập thời trang Upcycling từ các NTK nổi tiếng như Xuân Lê (BST Reborn), More Than Blue (BST Chắp Vá) hay NTK Chung Thanh Phong (Trang phục váy, áo làm từ bao ni lông cho Kim Duyên),... Những mẫu thiết kế Upcycling này đã gây được tiếng vang lớn và thu hút đông đảo sự quan tâm từ giới trẻ cũng như các Sao Việt nổi tiếng tại Việt Nam.

Thương hiệu thời trang Upcycling fashion

Có thể thấy xu hướng thời trang Upcycling đang ngày càng bùng nổ và có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Mở ra những cơ hội mới hướng đến sự phát triển của ngành thời trang bền vững hơn. Levents hy vọng qua bài viết lần này đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về khái niệm “Upcycling là gì” cũng như lợi ích to lớn mà xu hướng này mang lại. Đừng quên theo dõi tụi mình để luôn cập nhật và khám phá những thông tin mới nhất về xu hướng thời trang nhé!