Vải bông là một nguyên liệu tự nhiên đã tồn tại hàng ngàn năm nhưng chưa bao giờ đi vào quên lãng trong ngành thời trang hiện đại. Với những tính năng đặc biệt, vải bông đã và đang từng bước chinh phục mọi khách hàng khó tính. Vậy vải bông là gì? Chủ đề bài viết hôm nay Lì Ven sẽ giải mã tất cả về vải bông, mời các bạn theo dõi.
Vải bông là gì?
Nghe có vẻ khó hình dung về “chất liệu vải bông là gì?” nhưng những thông tin mà tụi mình sắp bật mí sau đây sẽ khiến các bạn ngỡ ngàng. Chất liệu này được làm từ sợi bông hữu cơ, loại sợi có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Mỹ, Ấn Độ và Châu Phi. Vải bông với đặc điểm sợi mềm và phân bố đều, tỏa sáng như một nguyên liệu vô cùng quan trọng trong các ngành công nghiệp và thời trang.
Về lịch sử ra đời, vải bông đã có mặt từ rất lâu, khi mà con người biết trồng bông để lấy quả dệt vải. Khi đạt chuẩn thu hoạch thì quả bông sẽ tự bung ra và được người nông dân xử lý qua nhiều công đoạn như kéo sợi, dệt vải và dùng để may quần áo. Với sự tiến bộ của công nghệ hiện nay, vải bông đã được xử lý hóa học để nhân đôi sự bền bỉ, dẻo dai và chống mục nát, sau đó hình thành vải bông như hiện tại.
Tìm hiểu về quy trình sản xuất vải bông
Để tạo ra một mét vải bông không phải là điều đơn giản. Người nông dân phải làm việc chăm chỉ ở từng bước như trồng, chăm sóc đến thu hoạch xơ bông. Quy trình sản xuất vải bông bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thu hoạch, phân loại sợi bông
Mùa thu hoạch sợi bông thường rơi vào 2 tháng cuối năm với 3 đợt tổng cộng để chọn lọc chất lượng vải tốt nhất. Ở đợt hái đầu tiên, khi nhìn thấy bông nở được 5 - 6 búp thì khoảng 2 tuần sau sẽ thu hoạch đợi kế tiếp. Ở đợt cuối cùng sẽ thu hoạch toàn bộ số bông còn lại. Bông sau khi thu hoạch sẽ được phân chia để loại trừ những quả kém chất lượng hoặc bị sâu bọ gây hại.
Bước 2: Thực hiện tinh chế các sợi bông và kéo xơ thành sợi
Sau khi phơi khô, các xơ bông sẽ được thu mua và gửi đến các nhà máy để tiến hành tách sợi. Quá trình này phải được thực hiện theo chu trình khép kín, kiểm soát chặt chẽ để sợi bông không bị tổn hại. Xơ bông sau khi tách và xé nhỏ sẽ được đem nấu để loại bỏ các tạp chất như nitơ, pectin, axit hữu cơ và màu tự nhiên. Dung dịch sau khi đun nóng được đẩy hết qua một lỗ nhỏ và tạo thành các sợi bông siêu mềm.
Bước 3: Dệt vải bông
Sau khi có đủ sợi bông, tiến trình dệt sẽ bắt đầu để tạo ra những tấm vải bông đa dạng. Trong quy trình dệt, người thợ sẽ sắp xếp và kết hợp các sợi bông với nhau thành sợi ngang và sợi dọc. Tấm vải sẽ có hai loại sợi này với mặt chính có độ bóng nhẹ và hoa văn theo yêu cầu. Một tấm vải bông hoàn chỉnh và đạt chất lượng phải cam kết loại bỏ kỹ lưỡng các tạp chất còn sót lại cũng như màu tự nhiên dính trên sợi bông.
Bước 4: Nhuộm màu vải cho vải bông
Vải bông khi thu hoạch sẽ được nhuộm màu và tạo hoa văn theo yêu cầu từ nhà sản xuất. Đây là bước cực kỳ quan trọng vì nó quyết định sản phẩm thời trang có đảm bảo tính thẩm mỹ cao hay không.
Ưu điểm, nhược điểm của chất liệu vải bông là gì?
Cũng giống như nhiều loại vải khác, vải bông tồn tại song song cả ưu - nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
Vải bông được đánh giá cao nhờ 3 ưu điểm vượt trội, đó là:
• Khả năng hút ẩm tốt: Theo một nghiên cứu nhỏ, vải bông có thể hút đến 65% trọng lượng. Chính vì điều này mà vải bông luôn góp mặt xuyên suốt trong mọi lĩnh vực, nhất là may mặc và trang trí nội thất.
• Thân thiện tuyệt đối với làn da: Sử dụng trang phục vải bông người dùng không hề cảm thấy khó chịu hay châm chích bởi chất liệu này vô cùng thân thiện với làn da và sức khỏe con người. Chưa kể, với 100% thành phần lành tính, vải bông được khuyến cáo dùng để may quần áo và khăn tắm cho trẻ sơ sinh.
• Đàn hồi, mềm mại: Khả năng đàn hồi của vải bông không hề kém cạnh những loại vải khác. Ngoài ra, khi chạm vào vải bông, các bạn sẽ cảm nhận sự êm ái, mềm mịn khó cưỡng.
Nhược điểm
Nhược điểm của vải bông là gì mà được xem là đặc trưng không thể nhầm lẫn?
• Dễ nhăn: Đây là một điểm trừ rất lớn dành cho vải bông. Loại vải này rất dễ bị nhăn sau khi giặt và gấp nên người dùng phải dành nhiều thời gian ủi đồ thường xuyên.
• Độ co giãn kém: Vải cotton 100% dễ đàn hồi nhưng lại hạn chế ở khả năng co giãn. Đó là lý do vì sao nhiều đơn vị sản xuất phải kết hợp thêm một số loại sợi khác để chất liệu mềm hơn.
• Giá thành khá cao: Vì vải bông được làm từ nguyên liệu tự nhiên với quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên giá thành sản phẩm khá cao.
Tổng hợp những loại vải bông chất lượng
Để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về việc sở hữu trang phục được may từ vải bông với mức giá hợp lý hơn. Nhà sản xuất xuất đã tạo nên nhiều loại vải bông với đa dạng phân khúc giá, bao gồm:
• Vải cotton 100%: Loại vải này có mức giá cao nhất vì có đến 100% bông nguyên chất, đảm bảo giữ nguyên những đặc tính vốn có ban đầu. Vải cotton 100% là chất liệu khá quen thuộc đối với những tín đồ đam mê thời trang cao cấp.
• Vải cotton 83/17: Tên gọi này dùng để nhắc đến vải bông được dệt từ 83% sợi bông nguyên chất cùng 17% sợi nhân tạo. Tuy không đạt chất lượng cao như cotton 100% nhưng nhìn chung, loại vải này vẫn có độ co giãn tốt.
• Vải cotton CVC: Hay còn được gọi là cotton 65/35 (65% cotton và 35% polyester). Nhờ lượng cotton chiếm 50% nên chất vải tạo ra rất mát, được thay thế cho 100% cotton.
• Vải cotton tici: Tên gọi khác là vải cotton 35/65 (35% cotton và 65% sợi polyester). Đây là loại vải lý tưởng cho các thương hiệu thời trang vì độ bền cao, bền màu và không gây hại cho môi trường.
• Vải poly cotton: Loại vải bông cuối cùng được sản xuất từ sợi bông tự nhiên pha trộn một ít sợi nhân tạo poly theo từng tỷ lệ lần lượt là 20/80, 25/75 và 35/65.
Ứng dụng đặc biệt của vải bông trong thời trang may mặc
Khi biết được vải bông là vải gì? nhiều người bắt đầu thắc mắc về ứng dụng của loại vải đặc biệt này. Vải bông luôn là lựa chọn hàng đầu để sản xuất các loại quần áo trong mùa hè dành cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già. Điều này chẳng có gì khó hiểu bởi vải bông có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp người mặc cảm thấy thoải mái và dễ chịu trong điều kiện nhiệt đới.
Đặc biệt, vải bông mềm mịn còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo làm việc và quần áo bảo hộ cho công nhân hay binh sĩ trong quân đội. Một số loại vải bông có phân khúc giá bình dân nhưng ít phai màu, bền bỉ còn được ưu tiên để may đồng phục.
Hướng dẫn bảo quản vải bông đúng cách nhất
Để gìn giữ quần áo vải bông mặc được lâu, các bạn hãy lưu lại ngay 5 cách dưới đây:
• Khi giặt vải bông, không nên ngâm đồ quá lâu sẽ khiến vải nhanh phai màu. Đặc biệt nên phân loại đồ màu và đồ trắng giặt riêng để tránh tình trạng lem màu lẫn nhau.
• Không sử dụng chất tẩy rửa khi giặt sẽ ảnh hưởng đến độ bền và cấu trúc vải. Tốt nhất nên pha loãng với nước rồi đổ hỗn hợp vào đồ bông.
• Hãy lộn ngược mặt trái cotton trước khi sấy và hạn chế phơi đồ dưới ánh nắng gắt.
• Để quần áo luôn phẳng đẹp, hãy rũ quần áo trước khi phơi và dùng móc cố định.
• Lưu ý nhiệt độ ủi tối đa đối với vải bông là từ 120 - 150 độ C.
Làm sao để phân biệt vải bông thật, giả?
Đến đây các bạn đã biết “vải bông là gì?” nhưng làm thế nào để phân biệt vải bông thật với những loại kém chất lượng thì không phải ai cũng có kinh nghiệm. Tụi mình sẽ mách nhỏ 3 cách phân biệt cực hiệu quả ngay sau đây:
• Phân biệt bằng cách đốt vải: Hãy chuẩn bị một mẫu vải cotton nhỏ và đốt nó. Nếu nhận thấy lửa cháy nhanh thành tro thì loại vải này chuẩn tự nhiên 100%. Ngược lại, nếu ngọn lửa yếu ớt, phảng phất mùi nhựa thì mẫu vải này là hỗn hợp cotton hoặc vải PE.
• Phân biệt bằng mắt: Cách này rất dễ thực hiện. Thông thường, vải cotton 100% siêu mềm và hơi mát khi sờ vào. Khi quan sát, các bạn dễ dàng nhận ra bề mặt vải bông không bóng loáng và xù lông nhẹ.
• Phân biệt bằng nước: Hãy chuẩn bị một mẫu vải cotton nhỏ và đổ một ít trên bề mặt vải. Vải cotton “hàng real” sẽ thấm rất nhanh.
Mong rằng các bạn sẽ áp dụng được những cách phân biệt trên đây để tự mình tìm ra đáp án cho thắc mắc “vải bông là gì?”. Có thể nói, chất liệu bông “huyền thoại” đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Levents hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau nhé!