Sự nổi lên chóng mặt như một ngôi sao sáng của vải cvc đã khiến nhiều người không khỏi tò mò về chất liệu “lạ mà quen” này. Thuật ngữ “vải cvc” có lẽ không còn quá xa lạ với những tín đồ đam mê “gu” thời trang sành điệu. Để giúp các bạn trẻ có thêm nhiều thông tin hữu ích, chủ đề bài viết hôm nay Lì Ven sẽ giải mã thắc mắc “vải cvc là gì?” và bật mí những lý do khiến nó được ưa chuộng đến vậy?
Khái niệm chất liệu vải cvc là vải gì?
Không cần phải dành nhiều thời gian hỏi chị “”gu gồ” rằng “vải cvc là gì” bởi hôm nay tụi mình sẽ cung cấp đầy đủ những nội dung mà các bạn cần tìm.
Thực chất, “CVC” là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Value of Cotton”, hiểu nôm na là “Xơ bông có giá trị cao”. Không chỉ đơn thuần là một loại vải, mà cvc còn là sự kết hợp tinh tế giữa sợi polyester và sợi bông (cotton), tạo nên một dòng chất liệu hàng đầu trong ngành may mặc hiện nay.
Điều đặc biệt ở chất vải cvc phải kể đến tỷ lệ thành phần của từng loại sợi trong vải. Từ CVC 65/35 (54% cotton và 35% polyester) đến CVC 60/40 (60% cotton và 40% polyester) và nhiều biến thể khác. Mỗi loại đều có cách pha tỷ lệ khác nhau giữa sợi cotton và polyester, hình thành nên những đặc tính độc đáo và ứng dụng đa dạng trong ngành thời trang.
Ưu điểm vượt trội của chất vải cvc là gì?
Mỗi loại vải đều sở hữu những ưu điểm khác nhau và vải cvc cũng vậy. Mặc dù ra đời từ rất lâu và trải qua sự biến đổi chóng mặt của thị trường nhưng chất liệu cvc vẫn còn giữ nguyên vẹn 5 ưu điểm vượt trội sau đây:
• Độ bền cao: Với tỷ lệ sợi cotton tự nhiên cao, vải cvc không chỉ dừng lại ở sự mềm mại và thoải mái cho người mặc mà còn vượt xa hơn đến độ bền bỉ, khó phai màu. Với lợi thế có độ co giãn và đàn hồi xuất sắc, vải cvc đã mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng trong mọi hoạt động.
• Thấm hút tốt: Điểm mạnh của chất liệu vải cvc là gì? Chính là khả năng thấm hút nước nhanh chóng trong thời gian ngắn, giúp các bạn cảm nhận rõ sự khô ráo và dễ chịu ngay cả trong những ngày thời tiết nắng nóng.
• Đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ: Với tính chất dễ dệt nên vải cvc mở ra không gian sáng tạo vô tận trong việc thiết kế và lựa chọn màu sắc. Từ những tông màu basic đến những họa tiết phức tạp hơn như kẻ caro, chấm bi hay hoa văn tinh xảo, vải cvc luôn đáp ứng mọi sở thích và phong cách của người mặc.
• Thân thiện với môi trường: Vải cvc được đánh giá là chất liệu rất thân thiện với môi trường. Với các thành phần chính là sợi bông tự nhiên, vải cvc không gây hại cho môi trường và an toàn tuyệt đối cho làn da, kể cả da nhạy cảm.
• Giá thành hợp lý: Cvc có giá thành khá rẻ nên được xem là chất liệu “quốc dân”, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Điều này làm cho vải cvc trở thành sự ưu tiên hàng đầu cho những ai muốn tìm mua một món đồ đẹp mà không cần phải bỏ ra số tiền lớn.
Nhược điểm của chất liệu vải cvc là gì?
Ngoài những ưu điểm kể trên thì không thể phủ nhận rằng vải cvc vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Bề mặt của vải cvc rất dễ bị xù lông nhẹ, đặc biệt khi tiếp xúc với các vật cứng hoặc qua quá trình sử dụng lâu dài. Ngoài ra, vào mùa mưa ẩm ướt, vải cvc có thể gặp tình trạng co giãn quá mức và mất đi tính thẩm mỹ ban đầu. Do đó, việc bảo quản sản phẩm từ vải cvc cần phải được thực hiện một cách chu đáo để duy trì độ bền và đẹp của vật liệu này.
Ứng dụng của vải cvc trong ngành may mặc
Vải cvc là một trong những “nguyên liệu chính” của nhiều sản phẩm thời trang với mức giá phải chăng. Chính những ưu điểm kể trên, không khó để lý giải vì sao vải cvc được ứng dụng nhiều nhất trong việc sản xuất các item thời trang Streetwear đình đám sau đây:
• Áo polo: Item được làm từ chất liệu cvc luôn làm hài lòng các bạn trẻ nhờ khả năng chống nhăn hiệu quả và thiết kế dệt bo chắc chắn. Mẫu polo cvc đích thị là item không thể bỏ qua trong năm 2023 nhờ phù hợp với mọi vóc dáng và tạo nên diện mạo sang trọng, khỏe khoắn.
• Áo sơ mi: Đặc tính mát mẻ, thoải mái của vải cvc được thể hiện rõ nét ở các kiểu áo sơ mi công sở. Với bề mặt mềm mịn kết hợp độ co giãn cực tốt, áo sơ mi được may từ vải cvc rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, dã ngoại, tập gym…
• Quần kaki: Các mẫu quần kaki “hot trend” đều được làm 100% từ chất liệu cvc cao cấp, vừa mềm, dễ mặc lại dễ mix match. Một điểm cộng dành cho mẫu quần kaki chính là giữ form dáng đỉnh cao và duy trì độ bền màu tốt trong suốt quá trình sử dụng.
• Quần áo mặc ở nhà: Việc may quần áo mặc ở nhà từ vải cvc là bước đi đúng đắn của các nhà sản xuất vì sản phẩm này bán rất chạy và mang lại lợi nhuận cao. Bất kể là mùa xuân, hạ, thu hay đông, quần áo mặc nhà từ vải CVC đều mang đến sự tiện ích và tự tin cho người mặc.
Cách phân biệt vải cvc đơn giản nhất
Trong hành trình tìm kiếm đáp án cho câu hỏi “vải cvc là gì?”, nhiều người đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy vải cvc có các ưu điểm giống hệt những loại vải khác. Tuy nhiên, việc phân biệt loại vải này thật sự không hề khó, các bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn một mẫu vải cvc và thực hiện theo một vài thử nghiệm thú vị như sau:
• Nhận biết chất liệu vải bằng lửa: Hãy đốt mẫu vải bằng lửa và quan sát. Nếu vải cháy nhanh trong vòng một nốt nhạc và phảng phất mùi nhựa, sau đó vón thành cục nhỏ thì đây chính xác là vải cvc.
• Nhận biết vải cvc bằng nước: Hãy nhúng mẫu vải vào nước, vải cvc chính hiệu sẽ thấm rất nhanh vào nước.
• Nhận biết bằng tính chất của vải: Hãy dùng tay vò kỹ mẫu vải trong 30 - 45 giây, vải cvc “hàng auth” sẽ ít nhăn và không bị rách.
Hướng dẫn cách bảo quản chất vải cvc luôn như mới
Để giữ quần áo được may từ vải cvc luôn bền đẹp như thuở ban đầu, các bạn hãy chú ý tuân thủ theo một số cách bảo quản dưới đây:
• Không giặt chung đồ trắng với quần áo có màu để tránh bị lem lẫn nhau.
• Không chà xát quá mạnh khi giặt vì có thể làm vải bị xù lông và dễ rách.
• Hạn chế dùng chất tẩy có nồng độ mạnh để tránh làm xơ vải. Nếu thật sự cần dùng đến, các bạn hãy pha loãng thuốc tẩy đang dùng với chanh hoặc một ít giấm ăn để giảm nồng độ, tránh vải bị hỏng, xơ.
• Cần giặt ngay sau khi mặc, tránh ngâm đồ đã mặc qua nhiều ngày vì vô tình sẽ làm quần áo bị ẩm mốc, hôi hám.
• Ưu tiên lộn mặt trái của sản phẩm khi phơi để tránh tình trạng bạc màu. Khi đồ khô, hãy gấp quần áo gọn gàng và cất ở nơi khô ráo, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
Levents hy vọng rằng những giải đáp chi tiết xoay quanh ưu điểm và ứng dụng của vải cvc kể trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn “vải cvc là gì?”. Đến đây thì không còn gì phải khó hiểu khi nhìn thấy những item thời trang cvc xuất hiện nhiều trên mọi ngóc ngách phải không nhỉ? Nếu các bạn yêu thích sự đổi mới trong cách ăn mặc, đừng nên bỏ qua cơ hội sử dụng những thiết kế độc lạ của chất liệu cvc nhé!