Vải gấm được mệnh danh là “vua của các loại vải”. Gấm được dệt với kỹ thuật cao, hoa văn độc đáo, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực thời trang, cuộc sống. Trong bài viết hôm nay, chúng mình sẽ chia sẻ đến các bạn các thông tin về vải gấm như vải gấm là gì, phân loại vải ấm, các ứng dụng của gấm vào lĩnh vực thời trang cũng như vệ sinh và bảo quản tốt nhất. Cùng Lì Ven tham khảo về loại vải được mệnh danh là "bà hoàng vải lụa" ở nội dung bên dưới nhé!
Chất liệu vải gấm là gì?
Vải gấm là loại vải được dệt từ 100% sợi tơ tằm thiên nhiên. Trong các phương pháp dệt lụa tơ tằm thì kỹ thuật dệt vải gấm được đánh giá là kỳ công và phức tạp nhất. Vải gấm đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước bắt nguồn từ Trung Quốc sau đó kỹ thuật dệt vải gấm đã lan sang các nước lân cận như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc…
Vì được gia công cầu kỳ từ sợi tơ tằm nên vải gấm có nhiều họa tiết nổi và chìm vô cùng tinh xảo, màu sắc bắt mắt và có độ láng bóng nhẹ, óng ánh tự nhiên. Khi sờ bằng tay sẽ cảm giác mềm mướt và mịn màng, cảm giác mát lạnh ở bàn tay.
Ngày xưa khi kỹ thuật chưa phát triển, gấm được dệt 100% từ sợi tơ tằm nên vô cùng quý hiếm, chỉ có vua chúa và các tầng lớp quan lại mới được sử dụng. Ngày nay, vải gấm đã ứng dụng thêm công nghệ vải mới nên có nhiều vật liệu để thay thế cho tơ tằm. Các loại gấm cotton, gấm tổng hợp bắt đầu xuất hiện để tối ưu hóa giá thành, mở rộng phạm vi sử dụng đến nhiều đối tượng hơn.
Đặc điểm của chất liệu vải gấm là gì?
Sau khi hiểu rõ khái niệm vải gấm là gì? Thì tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng xem thử vải gấm có đặc điểm gì nhé. Được biết, vải gấm hiện nay vẫn là một trong những loại vải nằm top đầu về chất lượng, giá thành cũng như tính nghệ thuật (màu sắc, hoa văn). Gấm có một số đặc điểm nổi bật như:
• Kỹ thuật dệt tinh xảo đã mang đến nhiều màu sắc sáng tạo và vô cùng đa dạng cho vải gấm. Trên cùng một tấm vải gấm, các hoa văn có thể có rất nhiều màu sắc, tạo nên một bức tranh trên gấm vô cùng sống động và tinh tế.
• Các sợi tơ trên gấm có khả năng phản ứng tốt với ánh sáng. Khi ánh sáng chiều vào, vải gấm sẽ phát sáng và tạo hiệu ứng bắt mắt cho thị giác. Các hoa văn trên gấm lúc này sẽ phát huy tác dụng, hiển thị rõ từng đường nét sắc sảo và như khoe sắc dưới ánh sáng kỳ diệu.
• Sợi tơ trước khi dệt thành từng tấm vải gấm lớn sẽ được mang đi nhuộm màu trước. Kỹ thuật nhuộm màu cũng là công thức đặc biệt nên giữ được màu sắc tốt, mỗi sợi vải đều có màu sắc tươi sáng và giữ màu tốt. Do vậy, khi dệt dù dệt sợi ngang hay sợi học thì vẫn giữ được màu sắc hài hòa và tinh tế.
• Hoa văn độc đáo và tinh tế, tạo nên sự độc nhất. Gấm được dệt dưới bàn tay của các nghệ nhân lành nghề, kỹ thuật dệt kéo nên hoa văn trên gấm sống động, tao nhã, có phần phóng khoáng nhưng sang trọng và toát lên sự đẳng cấp, quyền lực.
Các loại vải gấm phổ biến trên thị trường
Ngoài việc tìm hiểu về vải gấm là gì thì các loại vải gấm cũng là nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Với sự phát triển của kỹ thuật dệt vải đã mang đến sự đa dạng các loại vải gấm. Chẳng hạn như:
• Vải gấm cotton là vải gấm kết hợp truyền thống và kỹ thuật dệt vải hiện đại. Ngoài chất liệu là sợi tơ tằm sẽ kết hợp thêm sợi cotton. Vải gấm cotton sẽ có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí và mỏng nhẹ nên rất hợp với các nơi có nhiệt độ cao, trời nóng ẩm. Nhìn bằng mắt thường, gấm cotton vẫn giữ được sự sang chảnh, hoa văn nổi bật và vẫn mềm mịn, mượt mà.
• Vải gấm hoa nổi là loại vải đã có từ lâu đời trong lịch sử dệt lụa của nước ta. Loại gấm này mềm mượt và mịn mà, phản xạ tốt với ánh sáng. Đặc biệt, khi lướt tay lên mặt gấm sẽ cảm nhận được sự êm mượt và vô cùng mát.
• Vải gấm tơ tằm được mệnh danh là “Bà chúa của hàng tơ lụa” được dệt 100% từ sợi tơ tự nhiên. Từ công đoạn lấy tơ tằm nhả ra cho đến se sợi và tạo thành sợi tơ tằm rồi nhuộm màu và dệt thành gấm đều rất kỳ công, mất nhiều thời gian, sức lực.
• Vải gấm nhân tạo không được dệt từ sợi tơ tằm mà dệt từ sợi nhân tạo. Giá thành tốt, kiểu dáng đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Đánh giá về ưu nhược điểm của vải gấm
Vải gấm được xem là một trong những loại vải cao cấp trong thiết kế thời trang của nhiều thương hiệu lớn. Loại vải này cũng có những ưu nhược điểm trong quá trình thiết kế và ứng dụng thực tế vào ngành thời trang. Chẳng hạn như:
Ưu điểm của vải gấm
• Độ bền cao, bền mặt vải bóng mịn và không phai màu theo thời gian. Dù giặt bằng bột giặt và phơi dưới ánh nắng mặt trời vẫn bền màu.
• Vải gấm đa dạng về màu sắc, sự kết hợp màu sắc và hoa văn trên nền vải gấm luôn tinh tế và đạt đến độ thẩm mỹ cao. Chính vì thế chúng được ứng dụng rộng vào ngành thời trang, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế đầm váy dự tiệc vì chúng giúp người mặt luôn “tỏa sáng” dưới ánh đèn.
• Hoa văn tinh xảo là một trong những điểm tạo nên chỗ đứng của vải gấm trong làng vải. Nghệ thuật truyền thống và xu hướng hiện đại đã thổi vào vải gấm những hoa văn tinh tế và sống động, không quá cầu kỳ nhưng rất sang trọng và cuốn hút ánh nhìn.
• Thân thiện môi trường, an toàn cho người dùng và không gây kích ứng da. Sợi tơ được chiết xuất từ con tằm, nhuộm bằng phương pháp thủ công, không dùng hóa chất nên không ảnh hưởng đến môi trường.
Sang trọng và cao cấp toát lên ở khí chất người mặt khi chọn gấm để thiết kế trang phục.
Nhược điểm của vải gấm
Ngoài những ưu điểm nổi bật thì vải gấm cũng có một số hạn chế như:
• Cảm giác nóng khi mặc: Về mùa hè, vải gấm sẽ gây cảm giác nóng cho người mặt. Cần phải chọn gấm tự nhiên, nếu chọn gấm nhân tạo còn có thể gây kích ứng da và cảm giác khó chịu khi mặc.
• Trở ngại khi giặt: Vệ sinh khó khăn, giặt lâu khô và sẽ có mùi hôi khó chịu nếu trong trạng thái bị ẩm lâu ngày mà không được phơi khô. Vải gấm cũng rất dễ bám bẩn nhưng lại khó vệ sinh. Không thể dùng bàn chải để đánh vì có thể làm xơ các sợi tơ.
• Giá thành cao: Gấm nhân tạo sẽ có giá thành tốt, tuy nhiên, gấm tự nhiên được dùng trong các ngành thời trang cao cấp lại có giá rất đắt.
• Trọng lượng nặng: Trong các loại vải thì gấm được đánh giá là có độ nặng cao hơn các loại vải khác. Vì thế khi mặc các loại đầm có độ dài, thiết kế cầu kỳ sẽ có cảm giác khá nặng.
Vải gấm được ứng dụng như thế nào trong ngành thời trang?
Vải gấm ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực trong đời sống như là sản xuất chăn ga gối đệm, đồ nội thất, đặc biệt là ứng dụng vào ngành thời trang. Thay vì phong cách streetwear với kiểu dáng năng động thoải mái, thì vải gấm lại cho ra những trang phục mang đậm tính truyền thống, có phần quy củ hơn. Cùng chúng mình khám phá các ứng dụng của vải gấm trong lãnh địa thời trang ở bên dưới nhé!
Ứng dụng trong thời trang
Nhiều nhà thiết kế nổi tiếng trong nước lấy cảm hứng từ gấm và đã thiết kế nên các bộ sưu tập thời trang cao cấp. Những thiết kế này vô cùng lộng lẫy, đẹp mắt và mang đến hiệu ứng mắt nhìn, thể hiện sự đẳng cấp, thành đạt cho người mặc.
• Áo dài: Các loại áo dài từ gấm đang là sự lựa chọn hàng đầu cho các chị em trong các sự kiện lớn. Tham gia vào các sự kiện giải trí cần đến áo dài, sự kiện cưới hỏi thì phái đẹp vẫn ưu tiên gấm lên hàng đầu.
• Đầm váy từ vải gấm: Hầu hết các thương hiệu thời trang cao cấp trong và ngoài nước vẫn đang chọn gấm để thiết kế những sản phẩm tuyệt đẹp, tôn dáng người mặt và thể hiện thần thái, sự sang chảnh tốt nhất.
• Phụ kiện thời trang từ gấm: Ngoài các bộ trang phục lộng lẫy từ gấm, các phụ kiện thời trang như túi xách, giày cao gót, mấn đội đầu cũng được làm từ gấm.
Trang trí nội thất
Nội thất tại các không gian sang trọng cũng thường sử dụng gấm để làm nổi bật sự sang trọng. Gấm không chỉ mang đến sự cổ điển mà còn thể hiện được phong cách hiện đại với các gam màu và hoa văn đa dạng. Các mẫu rèm cửa, bộ chăn ga gối đệm hoặc gối tựa lưng hiện nay đều dùng gấm để tạo nên đẳng cấp cho không gian sống.
Vệ sinh và bảo quản vải gấm đúng cách
Gấm sẽ có độ bền cao, màu sắc lâu phai, không bị xơ và xử lý các vết bẩn tốt khi bạn vệ sinh và bảo quản đúng cách.
• Vải gấm nên giặt 100% bằng tay và không sử dụng máy giặt. Chỉ nên vò nhẹ, không nên dùng bàn chà để chà sát vì chúng sẽ làm vải bị xơ và ảnh hưởng đến độ bền của gấm.
Nên dùng các loại bột giặt có tính chất tẩy rửa nhẹ, hạn chế các loại nước giặt và hóa chất có thành phần clo cao.
• Bạn đừng giặt gấm với nước lạnh, nhiệt độ giặt cũng không nên quá nóng. Nhiệt độ lý tưởng nhất để giặt vải gấm và các ứng dụng thời trang từ gấm là khoảng 30 độ C. Quá nóng hoặc quá lạnh các sợi tơ lụa trên gấm sẽ bị co rút lại làm mất form dáng ban đầu của sản phẩm.
• Không nên sấy sản phẩm làm từ gấm trong máy sấy. Chỉ nên phơi gấm ở nơi khô ráo, thoáng mát có gió và nắng tự nhiên của mặt trời để tránh ẩm mốc.
• Bảo quản gấm nên chọn các loại móc áo có đệm vai, có bọc các loại xốp êm để treo lên và cất vào tủ. Nên bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm. Kiểm tra tủ áo quần cẩn thận để tránh gián và một số loại côn trùng có thể ẩn nấp bên trong.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp vải gấm là gì? Những chia sẻ về “bà chúa trong làng vải - gấm” của Levents hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về loại vải này. Chúc các bạn sớm tìm được các loại vải gấm phù hợp với mục đích sử dụng của mình!