Trong thời trang, vải luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những bộ trang phục đẹp và thoải mái. Nhắc đến loại vải được ưa chuộng và sáng giá nhất trong ngành may mặc hiện nay thì 9/10 người đều có chung câu trả lời là vải gió. Nhưng vải gió là gì? Và tại sao nó lại trở thành một lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế và người tiêu dùng? Hãy cùng Lì Ven tìm hiểu sâu hơn về chất liệu vải độc đáo này nhé!
Khái niệm vải gió là gì?
Đã bao giờ các bạn tự hỏi chiếc áo khoác dày dặn giữ ấm tốt mình hay mặc vào mùa đông được may bằng loại vải gì? Đúng như các bạn đang nghĩ, chúng thường được may bằng vải gió. Vậy thực chất vải gió là gì?
Vải gió hay có tên tiếng anh là Windbreaker fabric, là chất liệu có cấu trúc mỏng, nhẹ, được làm từ sợi PVC hoặc sợi nilon siêu bền. Sở dĩ chất liệu này này tên gọi như là vì nó có khả năng chống nước và cản gió tốt, giúp cơ thể chống chọi được với thời tiết lạnh giá cuối năm.
Ngày nay, vải gió không phải là chất liệu quá mới mẻ nhưng lại được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc trang phục mùa đông. Các bạn không khó để bắt gặp những loại áo có 2 lớp vải gió, quần thể thao gió, đồ bộ gió được trưng bày ở các cửa hàng thời trang. Thậm chí Windbreaker fabric còn được dùng làm lớp ngoài chắc chắn của những mẫu áo khoác mang phong cách streetwear, phục vụ nhóm khách hàng trẻ yêu thích phong cách năng động.
Điểm danh những loại vải gió phổ biến hiện nay
Để phân loại chất liệu vải này, các nhà nghiên cứu đã dựa vào cấu tạo bề mặt vải và thời tiết các mùa trong năm. Tiếp tục tìm hiểu để biết thêm “vải gió là gì?” nhé!
Phân loại vải gió theo cấu tạo bề mặt
Theo cấu tạo bề mặt, vải gió gồm 4 loại sau:
• Vải gió lì: Hay còn được gọi là chất liệu gió trơn, có bề mặt láng mịn và sợi dệt mỏng manh. Chất liệu này hội tụ nhiều gam màu đẹp mắt trên bề mặt phẳng, rất ít nhăn và chống bụi cực kỳ tốt.
• Vải gió gân: Ngay từ tên gọi cũng đủ để hình dung bề mặt gồ ghề, dày dặn của loại chất liệu này. Với thiết kế các đường vân lạ mắt, chất vải này hạn chế bụi bẩn tích tụ, đồng thời thấm nước và chống gió tốt. Chính vì có tính thẩm mỹ cao nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.
• Vải gió trám: Bên cạnh các sợi nhân tạo thông thường, chất liệu còn trộn thêm sợi tơ tằm để tạo nên hiệu ứng mới lạ cho bề mặt. Loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm đáng khen như các loại khác nhưng được dệt hoa văn để tăng thêm điểm nhấn ấn tượng, dẫn đến giá thành cao hơn.
•Vải gió nhũn: Loại này không nhận về nhiều đánh giá tích cực từ nhà sản xuất lẫn khách hàng vì bề mặt khá mỏng, dễ bị nhăn nếu tiếp xúc nhiệt độ cao khi in. Chất liệu này chỉ xuất hiện làm phần “nền” bên ngoài của các loại áo phao để cố định phần bông bên trong.
Phân loại vải gió theo mùa trong năm
Dựa vào điều kiện khí hậu trong năm mà vải gió được chia ra làm 2 loại sau:
Mùa mưa
• Vải Nylon: Đây là loại vải gió được dùng nhiều nhất để may áo khoác vì cản gió cực tốt và chống nước tối ưu. Tuy nhiên, các bạn cần cân nhắc vì vải này không có tính thẩm mỹ cao và phát ra tiếng khi vận động.
• Vải Polyester: Chất liệu này chứa 100% sợi PE siêu bền bỉ, nhẹ và chống nước, cản được gió. Một số xưởng sản xuất còn phổ sung thêm nilon trong loại vải này để may lớp ngoài của áo khoác jacket. Kiểu áo này đẹp, giá rẻ nhưng khá bí bách.
• Vải Polyurethane: Mẫu vải luôn được ưu tiên trong trang phục mùa mưa nhờ ít nhăn, thoáng mát và mỏng nhẹ. Ngược lại, Polyurethane lại hạn chế ở khoảng cản gió nên vẫn khiến nhiều người chưa thực sự hài lòng.
Mùa nóng
• Vải Cotton: Loại vải này hội tụ gần như đầy đủ những đặc tính mà người dùng đang tìm kiếm như nhẹ, bền, nhiều màu sắc và thấm hút mồ hôi tốt. Nhưng, vải Cotton lại rất dễ bị loang màu và khó vắt bằng tay, tốn nhiều thời gian khi chăm sóc.
• Vải Linen: Tên gọi khác của vải Linen là vải lanh - chất liệu không thể thiếu trong mùa hè nhờ khả năng nhanh khô mà nó mang lại. Tuy nhiên, vải lanh lại mắc phải một nhược điểm không ai mong muốn là dễ bị nhăn và co rút khi giặt.
Sự khác nhau giữa vải gió và vải dù
Vải dù (Parachute fabric) và vải gió (Windbreaker fabric) đều có trọng lượng nhẹ và có khả năng chống nước tốt nên nhiều người thường hay nhầm lẫn là điều dễ hiểu. Nếu các bạn chịu khó quan sát sẽ rất dễ nhận ra hai loại chất liệu này có nhiều điểm khác nhau. Vải dù (Parachute fabric) là một chất liệu được dệt từ các sợi nhân tạo như nylon, poly,… Về cấu trúc bề mặt, chất liệu này dù được thêm vào các thành phần sợi thô nên không được nhẵn, mịn như vải gió. Chưa kể, bề mặt của nó thường không chứa họa tiết cầu kỳ và có phần mỏng hơn.
Tuy cả 2 đều có trọng lượng nhẹ nhưng nhìn chung, vải dù dày và cầm nặng tay hơn, thích hợp dùng để bảo vệ cơ thể khỏi mưa và chống thấm. Tóm lại, vải dù hay vải gió đều có cái hay của nó, việc lựa chọn 1 trong 2 sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện thời tiết nơi các bạn sinh sống.
Ưu nhược điểm của vải gió là gì?
Nội dung ở trên đã phần nào nói lên được “ưu điểm của vải gió là gì?”. Có thể thấy, đây là chất liệu lý tưởng cho mùa mưa lẫn mùa đông nhờ khả năng chống gió và chống thấm nước đỉnh cao. Một số loại Windbreaker fabric mùa nóng như cotton còn mang lại cảm giác thoải mái, êm ái cho người mặc khi sử dụng. Tận dụng lợi thế dễ nhuộm màu, nhiều thương hiệu thời trang đã cho ra đời những item từ các loại áo khoác hay quần được làm bằng chất liệu này vừa bền, đẹp lại có kiểu dáng đa dạng theo nhiều phong cách.
Tương tự như những chất liệu khác, vải gió vẫn còn tồn tại một số nhược điểm song song với ưu điểm kể trên. Khả năng giữ ấm tốt, nhưng khi mặc lâu trong thời tiết khô nóng sẽ khiến chúng ta khá khó chịu và bí bách. Chưa dừng lại ở đó, một số loại vải còn dễ bị nhăn, khó in logo và khó bảo quản.
Hướng dẫn chọn may vải gió theo từng vùng miền
Nước ta gồm 3 miền Bắc, Trung và Nam với những đặc tính khí hậu khác nhau. Do đó, việc may áo khoác vải gió phải dựa vào điều kiện thời tiết của từng vùng.
Thời tiết mùa đông ở miền Bắc có phần lạnh hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam. Việc lựa chọn vải may áo khoác phải ưu tiên sự dày dặn, giữ ấm tốt và vải tricot là cái tên thích hợp nhất các bạn có thể tham khảo.
Khí hậu miền Trung rất khắc nghiệt vào mùa hè, nhiệt độ đạt đỉnh lên đến 40 độ C nhưng không vì thế mà xem thường cái lạnh của mùa đông. Tụi mình recommend cho các bạn những item, quần áo, phụ kiện thời trang,... được may từ tricot, vải gió hoặc len để cơ thể ấm hơn. Nếu đang tìm kiếm chất liệu cho mùa hè tại miền Trung, các bạn nên hướng đến các loại vải thoáng khí như nylon hoặc polyester nhé!
Cuối cùng là miền Nam, nơi sở hữu khí hậu nóng nhiều hơn lạnh. Chẳng cần phải nghĩ ngợi nhiều, hãy chọn ngay những loại chất liệu Windbreaker fabric phù hợp với đa chức năng vừa chống bụi, chống nắng và chống mưa một cách tốt nhất.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Windbreaker fabric
Bảo quản vải gió thế nào đúng cách?
Bảo quản và chăm sóc vải gió rất dễ dàng nếu người dùng tuân theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Tốt nhất nên giặt vải bằng tay và treo đồ lên ngay sau khi giặt để sản phẩm luôn phẳng đẹp. Nếu giặt máy, hãy cài đặt chế độ nước từ 25 - 30 độ C và tránh những chất tẩy mạnh sẽ làm phá vỡ cấu trúc vải. Đừng quên lộn trái khi phơi để đồ không phai màu.
Có được ủi áo gió không?
Các bạn hoàn toàn có thể ủi áo gió nhưng nên cân nhắc nếu không có sẵn bàn là hơi chuyên dụng tại nhà. Vải gió rất dễ bị hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt, nếu dùng bàn là thường, các bạn nên lót một tấm ở giữa nhé!
Windbreaker fabric có chống nước không?
Windbreaker fabric được tạo nên từ sợi PVC hoặc nylon nên khả năng chống nước tốt là điều dễ hiểu. Chưa hết, có một số loại còn được nhà sản xuất ưu ái tráng thêm một lớp ion bạc bên ngoài, giúp nhân đôi khả năng chống nước.
Vải gió đắt hay rẻ?
Vải gió không quá đắt đỏ mà giá cả hoàn toàn tương xứng với chất lượng sản phẩm. Giá đắt hay rẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính năng của sản phẩm, các chi tiết thiết kế, thương hiệu cung cấp,...
Như vậy, vải gió đã trở thành một phần không thể thiếu trong thế giới thời trang nhờ những ưu điểm vượt trội. Levents tin rằng với sự phong phú trong phân loại, Windbreaker fabric sẽ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng hằng ngày của các bạn và người thân.