Vải kaki là gì? Ưu và nhược điểm của vải kaki

Nếu các bạn là tín đồ của làng thời trang Streetwear thì chắc sẽ không còn xa lạ gì với chất liệu kaki - Chất liệu quen thuộc trong nhiều sản phẩm mang đậm phong cách đường phố. Nhưng liệu rằng các bạn đã thực sự hiểu hết về loại chất liệu này hay chưa? Cùng Lì Ven tìm hiểu kỹ hơn về vải kaki là gì trong bài viết dưới đây nhé!

Vải kaki là gì? Nguồn gốc của vải kaki

Vải kaki là gì? Nguồn gốc của vải kaki

Vải kaki là gì? Vải kaki được xem là chất liệu vải được ưa chuộng và sử dụng rất rộng rãi trong ngành may mặc và thời trang. 

Vải kaki có thể được dệt hoàn toàn từ cotton hoặc sợi cotton đan kết hợp cùng sợi tổng hợp. Chất liệu này có tính chất nổi bật là rất bền, mát, không nhăn và đặc biệt là co giãn tốt. 

Từ những năm giữa thế kỷ 19, vải Kaki đã dần được xuất hiện. Người đầu tiên thiết kế ra bộ trang phục trên chất liệu vải Kaki đó là ông H.B. Lumsden. 

Đến thế chiến thứ 2, vải Kaki đã bắt đầu trở nên phổ biến ở nước Mỹ. Ngay cả những chiến sĩ lẫn người dân bình thường đều sử dụng loại vải này để may quần áo phục vụ đời sống hằng ngày.

Đến những năm sau 2000, vải Kaki ngày càng phát triển hơn với đa dạng về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. 

Ưu và nhược điểm của vải kaki là gì?

Ưu và nhược điểm của vải kaki là gì
LEVENTS® KHAKI PANTS/ BEIGE

Ưu điểm

Độ bền cao, ít nhăn và không xù lông: Có thể nói đây là loại vải có độ bền cao, ít bị nhăn và đặc biệt không bị xù lông nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong suốt quá trình sử dụng vật liệu này.

● Thoải mái và dễ chịu: Vải kaki có khả năng thông thoáng tốt, khi sử dụng các bạn sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu. Ngoài ra, vải kaki không bó sát vào cơ thể nên sẽ tạo cho các bạn được cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Thân thiện với môi trường: Các nguyên liệu cấu tạo nên vải kaki đều có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và có khả năng phân hủy cao 

● Dễ nhuộm màu: Trong quá trình sản xuất vải, người thợ thường sẽ cho thêm một số chất hóa học vào nhằm giúp quy trình nhuộm màu được dễ dàng hơn.

Nhược điểm của vải kaki là gì?

Kén với các thiết kế quá cầu kỳ: Hầu hết các loại vải kaki đều có cấu tạo khá cứng và độ co giãn kém nên vải không phù hợp với các thiết kế cầu kỳ, đòi hỏi quá nhiều chi tiết mà chỉ dùng để làm ra những trang phục đơn giản.

Giá thành cao: Vì được làm từ sợi cotton 100% nên vải kaki thường có giá thành rất cao. 

Ứng dụng trong thực tế của vải kaki là gì?

Ứng dụng trong thực tế của vải kaki là gì?

Với những lợi thế nổi bật riêng của mình, vải kaki được sử dụng rất nhiều và phổ biến hiện nay, có thể nói vải kaki được xem là thành phần chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống như :

● Áo khoác

● Quần

● Trang phục đi làm

● Quần áo bảo hộ

● Balo, túi xách

Các loại vải kaki phổ biến được nhiều người lựa chọn

Có mấy loại vải kaki và ưu nhược điểm của từng loại vải kaki là gì? Cùng tụi mình tham khảo phần tiếp theo để biết thêm thông tin nhé!

Vải kaki cotton

Vải kaki cotton là loại chất liệu được dệt từ 100% sợi cotton và có chứa sợi bông tự nhiên. 

Vải mang đặc tính vô cùng thoáng mát, thấm hút mồ hôi cực tốt, phù hợp cho cả thời tiết mùa đông và mùa hè. 

Bên cạnh đó, kaki cotton có đặc điểm dễ chịu và độ bám sát nhất định giúp tôn lên vóc dáng của các chị em phụ nữ. Chính vì vậy mà loại chất liệu này rất được ưa chuộng để may các bộ trang phục công sở cho các chị em.

Vải kaki polyester

Một số các ưu điểm nổi bật giúp các bạn dễ dàng nhận ra Kaki polyester đó chính là khả năng hút ẩm cực kỳ thấp, khả năng chống cháy tốt và đặc biệt không bị co giãn sau mỗi lần giặt

Vải kaki thun

Có đặc tính khá dày nhưng vẫn đem lại cảm giác dễ chịu và thoáng mát cho các bạn. Ngoài ra, kaki thun cũng kế thừa các ưu điểm nổi bật từ vải kaki nguyên bản đó chính là: bền, chắc, co giãn tốt,... 

Loại chất liệu này được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực may mặc đồ vest, váy cho các bạn nữ.

Vải kaki không thun

Có cấu trúc hoàn toàn ngược lại với chất liệu kaki thun. Loại vải này có đặc tính bền chắc và không co giãn nên rất thích hợp để may các trang phục cho nam giới nhằm đề cao sự lịch sự và gọn gàng.

Cách phân biệt vải kaki là gì?

Đối với những người mới kinh doanh hay chỉ là người tiêu dùng thông thường như các bạn thì có thể sử dụng phương pháp nhận biết khác đơn giản như sau:

● Với vải Kaki thun và Kaki không thun: Nhờ vào độ dày và độ giãn của chất liệu. Độ dày vải kaki nào mềm và mỏng thì đó là Kaki thun, ngược lại thì đích thị đó là Kaki không thun.

Giữa Kaki Polyester và Kaki Cotton: Các bạn có thể phân biệt bằng cách đốt cháy. Khi đốt cháy, các mẫu vải đó cháy rất nhanh với ngọn lửa màu vàng và tàn vải hóa thành tro thì đó là vải Kaki Cotton. Còn khi đốt cháy, nhưng mẫu vải đó không bén lửa và có mùi thơm nhẹ nhàng thì đó chính là loại vải Kaki Polyester.

Hướng dẫn bảo quản đúng cách vải kaki là gì?

Cách giặt vải kaki hiệu quả

Với những chất vải kaki sáng màu như: màu kem, trắng, vàng cát,... thường sẽ ít bị phai màu nhưng lại cực kỳ dễ bám bẩn. 

Vì vậy, để giữ chúng luôn mới, các bạn nên giặt bằng nước lạnh để giữ màu và bảo vệ chất vải bền chặt hơn. Khi bị bám bụi bẩn, nấm mốc thì các bạn có thể sử dụng giấm chua để giặt quần áo. Các bạn bôi giấm vào vết bẩn, ngâm khoảng 1-2 giờ đồng hồ, sau đó đem giặt sạch lại bình thường với nước.

Đối với vải kaki có tông màu đậm như: tím than, đen, xanh đậm,… rất dễ bị phai màu. 

Vì vậy khi giặt, các bạn nên ngâm quần kaki trong nước muối vài tiếng đồng hồ sau đó đem giặt lại với nước sạch để hạn chế sự bay màu quần áo. Sau khi giặt xong, các bạn có thể cho khoảng 1 lít trà đen hoặc cà phê vào nước xả cuối cùng. 

Phơi quần áo với chất vải kaki

Để tăng “tuổi thọ” của vải kaki, bên cạnh việc các bạn giặt giũ đúng cách thì cũng cần lưu ý đến cách phơi khô quần áo. 

Các bạn nên phơi sản phẩm vải kaki ở nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về chất vải kaki mà Lì Ven tổng hợp được và cung cấp đến các bạn. Tụi mình hy vọng rằng thông qua bài viết lần này sẽ giúp cho các bạn củng cố thêm về kiến thức thời trang của bản thân mình.