Dù đã xuất hiện hơn 200 năm nhưng chất vải Oxford vẫn luôn là chất liệu thiết yếu, được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về phụ kiện thời trang như balo, túi xách,... Khiến không ít người thắc mắc và tò mò vải Oxford là gì? Chất liệu Oxford có bền theo thời gian và có dễ bị nhăn hay không?... Để giải đáp những câu hỏi trên, hãy cùng Lì Ven tìm hiểu và khám phá qua bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!
Chất liệu vải Oxford là gì?
Có mặt lần đầu tiên vào những năm 80 tại Anh với cái tên được tạo ra dựa trên tên của trường đại học nổi tiếng nhất ở Vương Quốc Anh - Oxford. Vải Oxford là chất liệu được tạo nên từ sự kết hợp đan xen giữa sợi bông Cotton và sợi pha Polyester cùng bông.
Tuỳ vào tỷ lệ thành phần pha sợi sẽ tạo ra những chất liệu Oxford khác nhau, nhưng nhìn chung, so với các loại vải khác, Oxford được đánh giá là chất liệu mang những nét đặc trưng ưu việt với tính ứng dụng cao và vô cùng ấn tượng bởi sự bền chắc, nhẹ, mát và có độ thấm hút tốt.
Chính vì vậy, vải Oxford ngày nay được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam trong rất nhiều mặt hàng may mặc khác nhau, phù hợp với nhiều phân khúc đối tượng khách hàng.
Có bao nhiêu loại vải Oxford trên thị trường?
Hiện nay, trên thị trường, vải Oxford được chia thành 2 loại chính là Oxford 65/35 và Oxford 83/17
Vải Oxford 65/35
Với tỷ lệ 65% vải Polyester và 35% sợi Cotton, đây là loại vải Oxford được ứng dụng phổ biến trong may mặc nhờ vào những ưu điểm vượt trội với khả năng thấm hút ẩm cực tốt, không nhăn nhúm, chống nước rất ổn và là chất liệu có độ bền cao. Vì thế, chất vải này thường được các hãng thời trang cao cấp ưa chuộng cũng như được các nhà sản xuất cặp sách, túi xách,... sử dụng phổ biến.
Vải Oxford 83/17
Đây là loại vải ít được ưa chuộng hơn vải Oxford 65/35, với thành phần là 83% sợi Polyester và 17% sợi Cotton, chất vải 83/17 được đánh giá là thấm hút ẩm kém, không thoáng mát khi sử dụng và độ bền không cao. Vì thế hiện nay, một số nhà sản xuất tráng thêm một lớp PVC, PE, hay PU,... lên trên bề mặt vải giúp tạo độ sáng bóng và tăng khả năng chống nước.
Ưu điểm và nhược điểm của vải Oxford là gì?
Cũng như nhiều chất liệu khác, chất vải Oxford cũng sở hữu những ưu và nhược điểm nhất định. Để đảm bảo sử dụng đúng cách và bảo quản các sản phẩm tốt nhất, hãy cùng tụi mình tìm hiểu chi tiết các điểm đặc trưng của loại vải này ngay dưới đây nhé!
Ưu điểm
• Là chất vải rất “nịnh” da vì có độ mềm mại, mịn màng và cực kỳ nhẹ tênh.
• Được đánh giá là loại vải có độ bền màu cao, không bị sờn cũ theo thời gian.
• Với tỷ lệ sợi polyester trong thành phần cao nên vải rất nhanh khô và hút ẩm khá tốt, rất khó bị ẩm mốc.
• Không bị nhăn nhúm hay bị nhão sau khi sử dụng.
• Chất liệu dày dặn, bền chắc và khả năng chịu lực cao. Vì vậy chất vải Oxford thường được sử dụng để sản xuất balo, ghế cắm trại, phông bạt,...
• Thích hợp sử dụng với thời tiết và khí hậu tại Việt Nam.
Nhược điểm
• Tuy có khả năng chịu lực nhưng vải Oxford không được đánh giá cao về độ co giãn.
• Loại vải này rất nhạy cảm với nhiệt độ nóng, vì thế tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng, chỉ nên phơi ở nơi thoáng mát, có bóng râm.
• Vì thành phần chính là sợi vải nhân tạo, thời gian phân huỷ lâu nên không thân thiện và an toàn đối với môi trường.
Vì sao chất liệu Oxford lại được yêu thích đến vậy
Sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời với thớ vải được thêu dệt tỉ mỉ, cẩn thận, có khả năng chống thấm, hút ẩm tốt, bề mặt mềm mịn, độ thẩm mỹ cao nên vải Oxford rất được các nhà tạo mốt thời trang trên thế giới ưu ái “chọn mặt gửi vàng” trong các bản thiết kế trang phục sang trọng như áo sơ mi, chân váy,... Bên cạnh đó, với điểm mạnh nổi bật về sự bền bỉ, khả năng chống trầy xước và chống nước hiệu quả, Oxford cũng là chất liệu vải được lựa chọn để chế tác các sản phẩm về túi xách, balo thời trang,... hay các sản phẩm mang tính ứng dụng cao liên quan đến hoạt động ngoài trời như cắm trại,...
Ứng dụng của vải Oxford
Sau khi đã trả lời được thắc "Vải Oxford là vải gì?" nhiều bạn tò mò về tính ứng dụng của loại vải trên. Tất nhiên, với những ưu điểm vượt trội trên, chất liệu vải Oxford xứng đáng được ứng dụng phổ biến và đa dạng trong lĩnh vực may mặc, từ thiết kế trang phục như áo khoác, áo sơ mi,... cho đến các bản thiết kế phụ kiện thời trang như nón, túi xách, ví hay giày dép,... Cùng theo chân Levents tìm hiểu nhanh tính ứng dụng “siêu xịn" của chất vải này qua thông tin dưới đây nhé!
Chất liệu tuyệt vời dành cho thiết kế phụ kiện
Nhờ vào sự dày dặn, chịu lực tốt cùng với trọng lượng nhẹ, chống thấm nước đặc trưng của chất liệu, vải Oxford luôn được các nhãn hàng thời trang lựa chọn và sử dụng để sản xuất ra những chiếc balo, túi xách chất lượng. Không chỉ giảm bớt gánh nặng cho đôi vai người mang, những chiếc túi xách, balo còn là là một trong những item không thể thiếu được giới trẻ yêu thích nhất là những bạn theo đuổi phong cách streetwear.
Thêm một điểm đặc biệt là là các phiên bản balo, túi xách vải Oxford đều có độ bền cao, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo bị sờn rách hay màu sắc sản phẩm bị phai đi.
Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang
Không chỉ được sử dụng trong sản xuất ví, túi xách, balo,... mà chất vải Oxford còn được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang với các thiết kế trang phục như quần dài, áo khoác,... đặc biệt là chiếc áo sơ mi Oxford, một trong những thiết kế mang tính biểu tượng thời trang của chất liệu này đã tồn tại từ những năm của thế kỷ 19.
Với độ bền chắc, chất vải mịn màng, nhẹ tênh, luôn giữ được form dáng từ những items sơ mi không những mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc mà còn giúp tôn lên những đường nét cổ điển, lịch lãm, thích hợp mặc khi đi làm hoặc vào những dịp đặc biệt.
Hơn nữa, với độ sáng bóng từ sợi poly có trong vải, các nhãn hàng thời trang thường tận dụng chất liệu Oxford để thiết kế ra những trang phục chất lượng và sang trọng như đầm váy,... đảm bảo sự dày dặn nhưng vẫn thoáng mát cho người mặc và tự tin diện trưng diện vào những ngày hè oi ả.
Ngoài ra, vải Oxford cũng được dùng để sản xuất các trang phục thể thao hay may đồng phục trong các lĩnh vực liên quan đến y tế, dịch vụ khách sạn,... vì có độ bền chắc, chịu được sự mài mòn, trang phục có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị sờn cũ.
Oxford được dùng để sản xuất ghế gấp dã ngoại
Chất liệu Oxford luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu để sáng tạo ra các loại ghế gấp dã ngoại, hay các loại sản phẩm như lều trại,... mang tính ứng dụng cao nhờ vào khả năng chịu lực, trọng lượng nhẹ và chống nước tốt. Với thiết kế phần đệm hoặc phần lưng được may bằng vải Oxford sẽ giúp form ghế được giữ ổn định, chắc chắn và không bị xô lệch. Bạn hoàn toàn có thể gấp gọn và dễ dàng mang theo trong những chuyến đi dã ngoại dù ở bất kỳ đâu.
Cách bảo quản và làm sạch quần áo có chất liệu vải Oxford
Để đảm bảo sản phẩm vải Oxford được sử dụng lâu dài và bền đẹp, bạn cần nắm được cách giữ gìn cũng như làm sạch quần áo phù hợp. Levents gợi ý cho bạn một số mẹo bảo quản quần áo có chất liệu Oxford như sau:
Dùng nước xả mềm vải
Vì sợi vải Oxford được thêu dệt cẩn thận và tỉ mỉ, nên khi ngâm vào nước xả vải sẽ giúp các sợi vải được liên kết chặt chẽ, bền vững hơn, bạn không lo vải bị mất cấu trúc sợi. Sau khi ngâm và phơi khô ráo, vải sẽ luôn được mềm mại, thoáng mát hơn.
Không dùng bàn chải
Một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải khi làm sạch quần áo có chất liệu vải Oxford chính là dùng bàn chải chà cọ lên quần áo, việc này sẽ khiến cho chất vải bị giảm đi độ bền và không còn đẹp nữa. Chúng ta chỉ nên dùng tay vò nhẹ nhàng, ngâm trong nước xả rồi mang đi phơi khô tự nhiên là được.
Không phơi dưới ánh nắng trực tiếp
Cuối cùng, bạn nên lưu ý rằng vải Oxford rất nhạy cảm với ánh nắng. Vì vậy, bạn không nên phơi ở những nơi có nắng to, tránh tình trạng vải trở nên bị giòn và dễ hỏng. Thay vào đó, bạn chỉ nên phơi ở những nơi thoáng mát, có bóng râm, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để đảm bảo quần áo được sử dụng bền lâu.
Tóm lại, mang trong mình những ưu điểm vượt trội cùng với tính ứng dụng cao trong đời sống, chất liệu Oxford xứng đáng được lựa chọn và thêm mới vào bộ sưu tập thời trang của mỗi người. Hy vọng với bài viết lần này, Levents đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “vải Oxford là gì” cũng như những đặc điểm nổi bật của chất vải này đem lại. Đừng quên ghé thăm website chúng mình để luôn cập nhật và khám phá thêm nhiều chất vải độc đáo khác nhé!