Cùng với sự ra đời của các loại vải trong ngành công nghiệp thời trang, cái tên “vải Tafta” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới mộ điệu. Từ áo, váy hay thậm chí lớp lót áo khoác đều có sự góp mặt của vải Tafta, đưa chất liệu này trở thành lựa chọn hàng đầu. Vậy vải Tafta là gì? Chất liệu ra sao? Cùng Lì Ven tìm hiểu ngay nhé!
Tổng hợp thông tin cơ bản về vải Tafta
Chất liệu Tafta luôn nhận được những lời khen “có cánh” của khách hàng lẫn các nhà sản xuất. Vậy thực chất vải tafta là gì?
Chất vải Tafta là gì?
Vải Tafta là gì là câu hỏi nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ. Khái niệm này dùng để nhắc đến loại vải dệt trơn, mịn và có độ sắc nét. Chất liệu vải Tafta hay Taffeta được làm từ sợi polyester, tơ tằm hoặc tơ nhân tạo, đảm bảo độ bóng lấp lánh của sản phẩm.
Một điều thú vị là vải Tafta thường hay bị nhầm lẫn với vải lụa. Tuy nhiên, nếu các bạn để ý kỹ sẽ không khó để nhận thấy vải tafta vẫn có độ cứng riêng, trong khi đó vải lụa vẫn giữ nguyên bản chất mềm mịn và có phần mỏng, nhẹ hơn.
Vải Tafta có nguồn gốc từ đâu?
Vải Tafta xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 12 tại Ấn Độ. Thực chất, nguồn gốc của vải Tafta là từ nước Ý và Pháp nhưng Pakistan và Ấn Độ mới là hai quốc gia chuyên sản xuất chất liệu Tafta thô. Ban đầu, do không đủ điều kiện vật chất nên các sợi vải Tafta tại Ấn Độ được sản xuất từ những công cụ thô sơ và không đảm bảo chất lượng của vải. Mãi đến năm 1990, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã đánh dấu bước ngoặt mới của vải Tafta khi cho ra đời những chất vải bền bỉ và đẹp mắt.
Thành phần của vải Tafta là gì?
Sợi tơ tằm tự nhiên hoặc nhân tạo là đáp án đầu tiên cho những ai muốn biết thành phần chính của vải Tafta là gì? Bên cạnh sợi tơ tằm, vải tafta còn được tạo nên từ các nguyên liệu quen thuộc như sợi bông hoặc sợi polyester.
Thời gian đầu khi ra mắt, vì vải Tafta có chứa sợi tơ tằm là chủ yếu nên các sản phẩm thời trang được bán với mức giá khá cao, chủ yếu dành cho đối tượng thượng lưu, giàu có. Điều này lý giải vì sao khái niệm vải Taft là gì không được giới bình dân biết đến nhiều.
Thời gian sau, với mục tiêu phục vụ tốt nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, vải Tafta đã được cải tiến hơn về màu sắc và phương pháp sản xuất khi kết hợp nhiều loại nguyên liệu với nhau. Cùng với thị yếu ngày càng tăng của người tiêu dùng mà ngày nay vải Tafta được biến tấu thêm nhiều loại khác nhau. Từ vải Tafta gấm đến Tafta trơn, Tafta lụa cho đến những loại Tafta được dệt từ những sợ nhân tạo để phục vụ trong ngành nghề nội thất bằng vải đều được sử dụng rất rộng rãi.
Ưu, nhược điểm của vải tafta là gì?
Biết được chất vải Tafta là gì nhưng chỉ bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ để các bạn hiểu hết về ưu, nhược điểm của loại vải này. Cùng tụi mình điểm qua những ưu điểm vượt trội dưới đây để bật mí xem vải Tafta có gì thú vị nhé:
• Ít nhăn: Với kết cấu chắc chắn, vải tafta có khả năng chống nhăn, chống xô lệch tốt khi sử dụng một thời gian dài. Do đó, các sản phẩm thời trang từ vải Tafta như váy, đầm, áo thun,... luôn “chiều lòng” các bạn trẻ vì giữ nguyên form dáng ban đầu.
• Họa tiết sắc sảo, tinh tế: Sự pha trộn của nhiều thành phần khác nhau đã tạo nên những gam màu lạ mắt cùng đường nét, hoa văn tinh xảo cho vải tafta.
• Phản chiếu ánh sáng tốt: Tương tự như vải lụa, Tafta có độ bóng nhẹ, vừa phải, đủ làm nổi bật những họa tiết khi có ánh sáng chiếu vào, giúp “bộ cánh’’ của các bạn trở nên cuốn hút và lung linh hơn.
• Làm sạch đơn giản: Đây là câu trả lời nhanh gọn nhất cho những ai chưa rõ chất vải Taft là gì. Chỉ với vài thao tác, các bạn đã dễ dàng làm sạch những bụi bẩn dính trên quần, áo hoặc rèm cửa được làm từ vải Tafta.
• Giá rẻ: So với trước đây, vải Tafta hiện tại đã có sự “thay đổi” tích cực hơn không chỉ về chất lượng mà còn ở giá thành. Xóa bỏ giới hạn chỉ dành cho giới “nhà giàu’’, các sản phẩm từ chất liệu Tafta tiếp cận nhiều hơn đến mọi đối tượng khách hàng vì có giá thành phải chăng.
Không có thứ gì trên đời là hoàn hảo và tất nhiên vải Tafta cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vải tafta vẫn còn tồn tại 2 hạn chế khó khắc phục bao gồm:
• Không thấm hút: Mặc đồ Tafta khá nóng và bí bách, nhất vào những ngày nắng nóng vì chất liệu này không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
• Ít co giãn: Chất liệu Tafta co giãn tương đối kém, dù các bạn đã sử dụng sản phẩm vài ba lần. Vậy nên, với những ai có thân hình mũm mĩm và mong rằng tìm được trang phục phù hợp với số đo cơ thể, vải Tafta có lẽ không dành cho các bạn.
Một số loại vải Tafta được ưa chuộng trên thị trường
Vải Tafta có rất nhiều loại, mỗi loại đều sở hữu những đặc trưng riêng rất dễ phân biệt. Vậy đâu là những loại vải Tafta được ưa chuộng nhất hiện nay?
Vải Tafta kim tuyến
Tafta kim tuyến là chất liệu cao cấp nhất được sản xuất từ nguyên liệu sợi tơ tằm hoặc sợi tổng hợp. Với vẻ ngoài sáng bóng, lấp lánh, vải Tafta kim tuyến là “ứng cử viên’’ sáng giá được lựa chọn dùng để may váy cưới, váy dạ hội hoặc đầm đi tiệc.
Vải Tafta nhật
Do có độ bóng tốt và được khách hàng đánh giá cao khi sử dụng nên vải Tafta Nhật thường được sử dụng để sản xuất trong những thiết kế thời trang mang hơi hướng sang trọng, thường thượng, quý phái.
Vải Tafta phi
Nhắc đến chất liệu Tafta phi, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến chiếc áo blouse , kiểu áo nữ có thiết kế ấn tượng, mang đến dáng vẻ thùy mị cho các bạn nữ. Tafta phi vượt bậc hơn hẳn 2 loại trên nhờ đặc tính ít nhăn, làm sạch dễ và giữ form dáng “siêu đỉnh”.
Vải Tafta fine
Tiếp tục là một loại vải Tafta rất đáng để thử dành cho những ai yêu thích phong cách thời trang trẻ trung, khỏe khoắn. Tafta fine có độ mềm mịn rõ rệt, thích hợp dùng để sản xuất quần áo và các sản phẩm nội thất.
Vải Tafta bố
Trong danh sách các loại vải Tafta có trên thị trường, Tafta bố nổi trội hơn hẳn về độ bền và tính ứng dụng cao. Dường như vải Tafta bố chiếm một phần không nhỏ trong cuộc sống của chúng ta, từ các sản phẩm gia dụng, thời trang, phụ kiện đến nội thất nhà ở.
Ứng dụng của vải Tafta trong đời sống
Dựa vào những đặc tính của vải Tafta có thể hiểu vì sao chất liệu này được sử dụng phổ biến đến vậy. Theo chân Lì Ven tìm hiểu những ứng dụng của vải Tafta là gì nhé!
Sản phẩm thời trang
Với vẻ ngoài “bóng bẩy” cùng nhiều họa tiết lạ mắt, vải Tafta được chọn là chất liệu cho những trang phục sang trọng, sành điệu. Với nhiều mẫu mã khác nhau vải Tafta là chất liệu phong phú cho những bộ trang phục sang trọng, tinh tế, chất liệu không nhăn đặc biệt giúp quần áo chuẩn form và sang trọng hơn bao giờ hết.
Sản xuất chăn, gối, ga giường
Thêm một công dụng đáng kể từ vải Tafta là sản xuất các sản phẩm nội thất như chăn, gối nệm và ga giường. Các thương hiệu đã tận dụng lợi thế về tính chống bám bụi, ít nhăn của Tafta để đem đến sự tiện lợi cho người dùng trong quá trình vệ sinh và tạo nên sự sang trọng, thoáng mát cho không gian sống.
Trang trí nội thất
Chất liệu Tafta là lựa chọn tuyệt vời trong trang trí nội thất, dành cho những gia chủ hướng đến phong cách nhà ở hiện đại. Những bộ rèm cửa được làm từ chất vải tafta tạo điểm nhấn đẹp mắt cho căn nhà nhờ những mẫu hoa văn đa dạng, độc đáo.
Lớp lót áo khoác
Với bề mặt láng mịn cùng tính năng không nhăn, vải Tafta là gợi ý lý tưởng để làm lớp lót cho những chiếc áo khoác. Đặc biệt các loại áo khoác mùa đông có lớp lót bền chắc và dày dặn, vừa giữ ấm cơ thể hiệu quả trong những ngày lạnh giá lại kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.
Tips bảo quản vải Tafta đúng cách
Để giữ vẻ đẹp của vải Tafta luôn như mới, các bạn nhớ thực hiện theo những hướng dẫn sau đây nhé!
• Không giặt đồ bằng nước nóng, tốt nhất nên giặt khô để vải tránh bị hao mòn.
• Khi giặt nên hạn chế sử dụng chất tẩy mạnh vì có thể gây hại cho sợi vải.
• Trước khi phơi, không nên vắt quần áo quá mạnh vì dễ làm phá vỡ cấu trúc chất vải và giảm độ bóng tự nhiên của nó.
• Ưu tiên phơi quần áo ở những nơi có gió, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Các bạn vừa cùng Levents khám phá từ A đến Z về khái niệm vải Tafta là gì và ứng dụng của chất liệu này trong cuộc sống. Các bạn ưng ý nhất đặc điểm nào của vải Tafta nhỉ? Đừng quên chia sẻ suy nghĩ cho tụi mình cùng biết với nhé!