Với sự độc đáo và những ưu điểm vượt trội, vải Tencel đã thành công chứng tỏ mình là một lựa chọn thú vị trong thế giới thời trang và ngành công nghiệp dệt. Liệu các bạn đã biết vải Tencel là gì hay chưa? Đừng lo lắng, Lì Ven đã sẵn sàng cùng các bạn khám phá tất tần tật những thông tin về vải Tencel và sự khác biệt so với các loại vải tổng hợp trên thị trường ở bài viết hôm nay.
Vải Tencel là gì?
Vải Tencel là gì? Vải Tencel hay Lyocell là tên gọi dùng để nói đến một loại vải sinh học, được chiết xuất từ cây tự nhiên có chứa bạch đàn và khuynh diệp. Nhà sản xuất đã xử lý sơ bộ vỏ của cây bạch đàn, khuynh diệp và nghiền thành bột, sau đó sử dụng hạt nano để tạo tạo nên vật liệu Tencel.
Theo đánh giá từ các chuyên gia thời trang, Tencel là loại vải sinh học cực kỳ bền bỉ, an toàn với môi trường hiện nay. Vải Tencel không chỉ là một xu hướng mới mà còn mang trong mình những đặc tính đáng chú ý so với các loại vải tổng hợp thông thường.
Nguồn gốc của vải Tencel là gì?
Sự thật, vải Tencel lần đầu tiên được biết đến tại một cơ sở sản xuất sợi ở Hoa Kỳ vào năm 1972. Đến năm 1992, khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, chất liệu Tencel nhanh chóng được “ra mắt” thị trường với mong muốn đem đến một chất liệu thân thiện môi trường và phát triển bền vững.
Thực chất, thời gian đầu sau khi được tạo ra, vải Tencel chỉ được sử dụng bằng vải denim. Sau này, sự xuất hiện của chiếc quần jean được tạo ra bằng cách pha trộn chất liệu cotton có trọng lượng nhẹ và Tencel đã mang đến cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời hơn.
Nhận thấy sự hưởng ứng tích cực của khách hàng với chiếc quần jean được làm từ chất liệu denim mềm, các thương hiệu thời trang lớn đã bắt đầu sử dụng vải Tencel để thiết kế nên những món đồ thời trang đẳng cấp, chất lượng.
Ưu - nhược điểm của vải Tencel là gì?
Để có cái nhìn tổng quan hơn về vải Tencel là gì? tụi mình cùng các bạn phân tích chi tiết về ưu điểm và nhược điểm của chất liệu này nhé!
Ưu điểm vải Tencel là gì?
Vải Tencel không chỉ kế thừa những đặc tính nổi bật của chất liệu cotton truyền thống mà còn sở hữu nhiều ưu điểm như sau:
• Thân thiện với môi trường tự nhiên: Vải Tencel có khả năng tự phân hủy nhanh nên không gây ra ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chất liệu này còn nói không với chất độc hại và sản xuất 100% từ bột gỗ tự nhiên, tái sử dụng dễ dàng.
• Có lợi cho sức khỏe con người: Vải Tencel có đặc tính hút ẩm tốt nên người mặc cảm nhận được sự thoải mái, thoáng mát mà không hề nóng rát hay bí bách khi hoạt động suốt ngày dài. Do đó mà các sản phẩm được làm từ vải Tencel cực kỳ lành tính với làn da nhạy cảm.
• Vệ sinh và bảo quản đơn giản: Tất cả các sản phẩm từ quần áo đến giường ngủ được làm từ vải Tencel đều dễ dàng vệ sinh và bảo quản mà không cần sử dụng chất tẩy rửa mạnh.
• Co giãn vừa phải và bền bỉ: Các bạn dễ dàng cảm nhận vải Tencel rất mềm, giặt nhanh khô và không bị co rút trong quá trình sử dụng, giặt giũ. Đặc biệt, Tencel có độ bền cao và chống mài mòn tốt nên rất thích hợp ứng dụng trong lĩnh vực may mặc.
• Màu sắc đa dạng: Tận dụng lợi thế sợi Tencel dễ nhuộm và độ bền cao nên các nhà sản xuất đã thành công tạo nên các sản phẩm có màu sắc khác nhau, giúp người dùng tha hồ lựa chọn theo ý thích.
Nhược điểm vải Tencel là gì?
Sau khi đã giải đáp vải Tencel là gì nhưng không phải ai cũng biết nhược điểm của loại vải này. Một sự thật đáng buồn là công nghệ sản xuất vải Tencel có yêu cầu rất khắt khe và tốn kém ở nhiều công đoạn nên sản phẩm được làm nên từ chất liệu này thường có giá bán rất cao.
Vải Tencel được xếp vào danh sách một trong những loại vải cao cấp dành cho giới thượng lưu. Không khó để nhìn thấy mỗi sản phẩm thời trang hay nội thất từ vải Tencel đều ẩn chứa các họa tiết tinh tế, nhẹ nhàng nhưng đắt giá.
Vải Tencel gồm những loại nào?
Thị trường hiện nay chia vải Tencel ra làm nhiều loại. Liệu chúng có gì đặc biệt?
• Tencel Lyocell: Chất liệu kết hợp sợi cellulose cùng các loại sợi dệt khác như cotton, nylon, polyester, len và lụa. Sự pha trộn này đã thành công nhân đôi đặc tính thoáng khí, bền bỉ và thoải mái của chất liệu vải.
• Tencel Modal: Mặc dù có quy trình sản xuất giống hệt như Tencel Lyocell nhưng Tencel Modal lại có sợi vải mỏng và nhẹ hơn rất nhiều. Các bạn hoàn toàn có thể cảm nhận độ mềm mại của nó mỗi khi sờ vào.
• Một số loại vải khác như tencel 40s, tencel 60s và tencel 100s: Đây là những loại vải Tencel được đánh giá cao vì mang đến cho người dùng vẻ ngoài sang trọng, đẳng cấp hơn.
Sự khác biệt giữa vải Tencel và các loại vải tổng hợp thông thường
Theo nghiên cứu, vải Tencel được ưa chuộng hơn các loại vải tổng thông thường trên thị trường hiện nay, chẳng hạn như cotton. Cùng tụi mình tìm hiểu sự khác biệt của vải Tencel là gì để có cái nhìn toàn diện hơn nhé!
Chất lượng bông và số lượng sợi dệt
Một trong những điểm trừ của vải cotton chính là sự khác biệt về chất lượng ở các kiểu bông khác nhau. Điều này khiến người dùng cảm thấy không hài lòng khi sử dụng các sản phẩm áo, quần, chăn, ga được tạo nên từ chất liệu này. Ngược lại, vải Tencel không chỉ có chất lượng bông và số lượng sợi dệt tốt hơn hẳn mà còn thân thiện với môi trường tự nhiên.
Sự thoải mái khi sử dụng
Vải Tencel đang dần soán ngôi “nữ hoàng vải” khi sở hữu đặc tính mềm mại hơn cotton nhờ sợi vải phẳng, xốp và mịn. Nhờ đó tạo cho người dùng có cảm giác thoải mái, dễ chịu và không gây kích ứng trên làn da nhạy cảm, phù hợp với cả trẻ em. Ngược lại, vải cotton lại có phần “lép vế” hơn khi xảy ra hiện tượng lông vũ, gây ngứa ngáy, bí bách.
Khả năng thấm hút
Vải Tencel luôn giữ cho cơ thể thoáng mát, thoải mái vì nó gần như thấm hút toàn bộ mồ hôi của các bạn khi hoạt động nhiều giờ đồng hồ. Đây là một lợi thế rất lớn của chất liệu này khi được sản xuất ở những quốc gia có khí hậu nắng nóng kéo dài như nước ta.
Trong khi đó, cotton cũng được xem là “một chín một mười” với Tencel vì khả năng thấm hút và duy trì nhiệt độ cơ thể tốt.
Độ bền của sản phẩm
Thêm một điểm cộng dành cho vải Tencel là ít nhăn, dễ vệ sinh và chăm sóc nên đảm bảo độ bền lâu dài. Với chất liệu này, các bạn có thể thoải mái giặt giũ trong máy lạnh mà không lo bị co rút, phai màu hay biến dạng.
Tương tự như vải Tencel, vải cotton cũng đang dần cải thiện độ bền và chống hao mòn theo thời gian. Minh chứng rõ nhất cho điều này là một tấm ga trải giường cotton Ai Cập được sử dụng hơn chục năm nhưng bù lại có giá khá đắt.
So sánh về giá cả
Sự so sánh về giá cả sẽ giúp các bạn biết thêm vải Tencel là gì mà lại được yêu thích đến vậy?
Cả vải Cotton cao cấp và Tencel đều được sản xuất trên quy trình khép kín với nhiều công đoạn phức tạp nên được bán ra thị trường với mức giá khá đắt. Nhưng nhìn chung, bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sản phẩm được làm từ 2 loại vải tuyệt vời kể trên là một khoản đầu tư thông minh phải không nhỉ?
Ứng dụng trong các lĩnh vực hiện nay của vải Tencel là gì?
Với những ưu điểm như vậy, vải Tencel đang trở thành sự lựa chọn phổ biến ở mọi lĩnh vực sản xuất trong đời sống hiện nay.
Trong lĩnh vực sản xuất quần áo
Khách hàng rất thích thú với những trang phục được làm từ vải Tencel vì vừa thoải mái, thấm mồ hôi tốt lại bền bỉ. Một loại vải linh hoạt như thế này đã nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của ngành công nghiệp dệt may với hàng loạt món đồ đình đám ra đời như:
• Tất
• Váy sơ mi
• Quần, áo mùa hè
• Đồ lót, đồ bơi mùa hè
• Trang phục mặc ở nhà
• Quần, áo và đồ dùng trẻ em
Trong lĩnh vực sản xuất chăn, ga, gối, giường ngủ
Hầu hết, các sản phẩm nội thất bán chạy trên thị trường đều được làm hoàn toàn từ vải Tencel. Với thiết kế đa dạng, màu sắc đẹp mắt cùng nhiều tính năng vượt trội, vải Tencel thành công tạo nên những sản phẩm chất lượng, sang trọng và đẳng cấp.
Đặc biệt, chăn, ga, gối và bộ giường ngủ được làm từ chất liệu Tencel không chỉ tăng thêm điểm nhấn cho không gian sống mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây kích ứng da và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đến đây có lẽ các bạn đã có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi vải Tencel là gì và những ưu điểm vượt trội của chất liệu này. Với sự đột phá và khác biệt rõ rệt kể trên, vải Tencel đích thị là một lựa chọn đúng đắn góp phần đưa ngành công nghiệp dệt may phát triển bền vững. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết sau của Lì Ven để khám phá thêm nhiều chất liệu quen thuộc khác nhé!